Các Món An Truyền Thống Hàn Quốc

Các Món An Truyền Thống Hàn Quốc

Người Hàn Quốc rất thích ăn cay nên hầu như món nào cũng đều cho tương ớt, ớt bột. Một món canh cay nóng mà lại bổ dưỡng của người Hàn thường ăn vào mùa đông đó là đậu phụ hầm với sò trong nước dùng cay.

Người Hàn Quốc rất thích ăn cay nên hầu như món nào cũng đều cho tương ớt, ớt bột. Một món canh cay nóng mà lại bổ dưỡng của người Hàn thường ăn vào mùa đông đó là đậu phụ hầm với sò trong nước dùng cay.

TRUNG TÂM DẠY NẤU ĂN CHUYÊN NGHIỆP Ở HÀ NỘI CHƯƠNG TRÌNH HỌC NẤU CÁC MÓN HÀN QUỐC CƠ BẢN & NÂNG CAO

Theo xu thế hội nhập và phát triển, chúng ta được tiếp xúc, giao lưu và học hỏi từ nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới. Một trong những nền văn hóa mà Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn đó là "Văn hóa Hàn Quốc", cùng với lĩnh vực "Âm nhạc - giải trí" thì "Văn hóa Ẩm thực Hàn Quốc" đang dần chi phối đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Khóa dạy nấu ăn theo phong cách Hàn Quốc sẽ trang bị cho bạn đầy đủ kiến thức, kỹ năng...nấu các món Hàn để không bị lạc hậu trước xu thế trên. * Phần 1. Lý thuyết:

- Hiểu biết khái quát & chuyên sâu về nét văn hóa - ẩm thực xứ Hàn - Tìm hiểu và xây dựng thực đơn kiểu Hàn Quốc trong các bữa cơm gia đình hoặc nhà hàng - Hướng dẫn lý thuyết - công thức chế biến các món ăn Hàn Quốc điển hình - Cách nhận biết gia vị, thực phẩm đặc trưng Hàn Quốc - Phương pháp kết hợp món ăn Hàn Quốc giữa truyền thống và hiện đại. - Một số quy tắc trong bảo quản thực phẩm theo tiêu chuẩn Hàn Quốc...

- Kim chi cải thảo, kim chi su hào, kim chi nước.   - Bánh gạo cay, bánh hải sản truyền thống, bánh kim chi rán. - Canh rong biển (Miyeokguka), canh nấm thịt bò, canh tương.. - Mì đen, miến trộn Hàn Quốc (Japchae), mì hải sản (So myeno)... - Cơm trộn Hàn Quốc; Cơm rang kim chi (Kim chi Bokumbap) - Kimbap cuộc rong biển, canh bò (Seolleongtang), Bánh pancake đường phố (Hotteok)... - Và hơn 20 món ăn Hàn Quốc truyền thống khác.

+ Học phí: 6.000.000/khóa học (Bao gồm đồng phục và nguyên vật liệu) + Thời lượng chương trình: 01 tháng + Thời gian học: Linh hoạt sáng 2-4-6; chiều 3-5-7 hoặc cuối tuần (Thứ 7 + Chủ nhật)

LÝ DO BẠN NÊN ĐĂNG KÝ HỌC NẤU ĂN HÀN QUỐC NGAY BÂY GIỜ !

+ Giảm học phí khi đăng ký nhóm từ 2 bạn trở lên; + Giảng viên dạy nấu ăn Hàn Quốc nhiệt tình, tâm huyết, lành nghề; + Khóa học chiếm tới 95% là thực hành - Được học trên 30 món Hàn các loại; + Thời gian đào tạo nấu ăn Hàn Quốc linh hoạt; + Cơ sở vật chất - phòng thực hành đáp ứng theo yêu cầu chuẩn Tổng cục dạy nghề; + Được giới thiệu việc làm miễn phí - Hoặc tư vấn chia sẻ bí quyết mở quán kinh doanh các món ăn theo phong cách ẩm thực Hàn Quốc tại Việt Nam.

Kết thúc khóa học nấu ăn Hàn Quốc nếu đủ điều kiện bạn sẽ được cấp chứng chỉ theo chuẩn Tổng cục dạy nghề.

Phòng đào tạo 0964 86 86 25 (Mr. Hoàng) – 0984 422 131 (Ms. Mai)

- Tại Hà Nội: Hoàng Quốc Việt - Q. Cầu Giấy - Tại Đà Nẵng: Tiểu La, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu - Tại HCM: Đường D2 - P.25 - Q. Bình Thạnh/ Trần Thiện Chánh - P.12 - Q.10 - Tại Nha Trang: Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung

Món Hàn Hanuri là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc, là một món hấp dẫn và ngon miệng được yêu thích bởi sự hòa quện của các thành phần tự nhiên và hương vị đậm đà. Sự pha trộn tinh tế của các nguyên liệu tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đặc biệt và đặc trưng của văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Dưới đây là một bài giới thiệu chi tiết về món Hàn Hanuri:

Món Hàn Hanuri – Món ăn truyền thống của Hàn Quốc

Món Hàn Hanuri là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc, thường được làm từ thịt và rau củ, kết hợp với một số gia vị và sốt đặc trưng. Hanuri thường được chế biến bằng cách nướng hoặc xào thịt cùng các loại rau củ như cà rốt, cần tây, nấm, cà chua và nấu chín trong một sốt đặc biệt. Món ăn này nổi tiếng với hương vị đậm đà, thơm ngon và độc đáo của sốt Hanuri, một sự kết hợp tinh tế giữa độ ngọt, cay và mặn. Hanuri thường được thưởng thức cùng với cơm trắng, tạo thành một bữa ăn cân đối và bổ dưỡng. Món Hàn Hanuri là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Hàn Quốc, đem lại trải nghiệm ẩm thực đặc biệt cho thực khách.

Hanuri thường được trang trí đẹp mắt với các loại rau củ tươi màu, tạo ra một bữa ăn không chỉ ngon mà còn bắt mắt.

Xem thêm bài viết khác: Nước hồng sâm Pocheon cao cấp Sức khỏe tinh khiết từ vị hoàng gia Hàn Quốc

Tóm lại, món Hàn Hanuri không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đa dạng, là một phần của một chế độ ăn uống cân đối và bổ dưỡng.

Trong văn hoá ẩm thực xứ Hàn, đồ ăn của họ mang đậm nét văn hoá cổ truyền từ xưa tới nay. Với những món ăn như: Kimchi, Bibimbap, những nồi lẩu nấm nghi ngút khói,… dường như trở thành nét truyền thống trong văn hoá ẩm thực Hàn Quốc. Tuy vậy sẽ là một thiếu sót lớn nếu không nhắc về các loại bánh truyền thống.

Tteok là loại bánh gạo truyền thống của xứ Hàn được chế biến từ gạo nếp hoặc gạo ngon. Những chiếc bánh này cũng có  nhiều cách thưởng thức khác nhau. Và mặc dù chúng chủ yếu có hương vị ngọt và được thưởng thức như một món tráng miệng, nhưng một số loại đơn giản hơn có thể được kết hợp thành các món mặn.

Việc chuẩn bị cho món bánh này cũng khá công phu với nhiều công đoạn, thông thường bao gồm hấp, giã hoặc nhào bột cho đến khi bột gạo biến thành một loại bột dẻo. Người làm có thể tùy ý làm Tteok với các thành phần khác nhau và tạo hình thành nhiều dạng khác nhau. Các loại Tteok phổ biến nhất bao gồm: Songpyeon, Chapssaltteok, Garaetteok, Gyeongdan,… cũng như nhiều phiên bản truyền thống và hiện đại khác.

Ngoài bánh gạo Tteok, người dân xứ Hàn còn có bánh gạo ngọt áp chảo với cánh hoa được gọi là “Hwajeon”. Món bánh tráng miệng nổi tiếng này thường được phục vụ trong một mùa cụ thể và dịp đặc biệt.

Những cánh hoa đặt bên trên bánh gạo áp chảo sẽ thay đổi tùy theo từng mùa. Nguyên liệu chính để làm bánh Hwajeon là bột gạo nếp, nước, đường nâu, cánh hoa. Món tráng miệng truyền thống này sử dụng hoa vì nó rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa hơn trái cây và rau quả.

Gyeongdan là một loại bánh Tteok được làm từ gạo nếp hoặc các loại bột ngũ cốc nếp khác nhào với nước nóng, nặn hình viên tròn rồi luộc và phủ một lớp bột có vị ngọt. Màu sắc của bánh rất đa dạng và phụ thuộc vào lớp bột phủ bên ngoài.

Điểm khác biệt của món bánh này là được làm từ các nguyên liệu địa phương của từng tỉnh trong cả nước. Ví dụ, người dân miền núi sử dụng khoai lang thay vì bột gạo nếp. Cũng chính điều này đã mang đến nhiều hương vị khác nhau cho thực khách lựa chọn. Hương vị đặc biệt và ngọt ngào của Gyeongdan đến từ những nguyên liệu chính bao gồm: gạo nếp nhào với hạt mè đen, bột ngải cứu hoặc bột đậu nành rang.

Bánh Gyeongdan với hình dáng như viên ngọc bích tròn xinh xắn. Bánh mang ý nghĩa may mắn, đoàn viên nên được dùng nhiều trong dịp lễ tết của người Hàn.

“Baek” có nghĩa là trắng, “seol” là tuyết và “gi” là bánh gạo. Do đó, Baekseolgi được hiểu là bánh gạo có màu trắng và xốp như tuyết.

Baekseolgi trước kia không phải là thứ ẩm thực ngày thường, mà chỉ có thể được thưởng thức trong những dịp lễ tết, hiếu hỉ, cúng giỗ hay đình đám. Do Baekseolgi có màu trắng muốt, nên đây là món ăn tiêu biểu và tượng trưng cho điềm lành, niềm vui. Đặc biệt loại bánh này chỉ được ăn cùng các thành viên trong gia đình chứ không chia sẻ với bạn bè hoặc hàng xóm.

Món bánh này có cách chế biến khá đơn giản, được làm từ các nguyên liệu truyền thống như: Bột gạo tẻ, đường cát là nguyên liệu chính; hạt dẻ, óc chó, táo tàu để trang trí và bột ca cao, bột quả anh đào, bột trà xanh để tạo màu.

Jeungpyeon là một loại bánh gạo được làm từ bột gạo nhào và rượu gạo, trang trí với táo tàu, hạt dẻ, hạt thông và nấm đá, sau đó được hấp trong xửng. Bánh được làm dưới hình dạng vuông hoặc tròn nhỏ xinh, nhiều màu sắc ấn tượng.

Jeungpyeon thích hợp cho mùa hè vì nó được lên men với rượu nên lâu bị thiu. Bánh có vị rượu rất độc đáo, hơi chua nhẹ, mềm mịn, thích hợp với những ngày hè nóng nực. Cũng vì thế bánh ăn không có cảm giác bị ngán.

Songpyeon (Bánh gạo hình bán nguyệt) là món bánh đặc trưng của Hàn Quốc mỗi dịp trung thu. Nếu như Việt Nam có bánh nướng, bánh dẻo thì ở Hàn Quốc có bánh Songpyeon.

Bánh được làm từ bột gạo nhào với nước ấm và có nhân đậu xanh, hạt mè, hạt dẻ cùng một vài nguyên liệu khác. Bánh được nặn thành hình bán nguyệt rồi đem hấp chín. Người Hàn Quốc tin rằng “trăng khuyết rồi lại tròn” là biểu tượng của sự may mắn, sinh sôi nảy nở nên bánh mới có hình bán nguyệt đặc trưng.

Mỗi dịp Tết trung thu, mọi gia đình Hàn Quốc đều quây quần bên nhau để làm bánh Songpyeon. Mỗi người đều cố gắng nặn cho mình những chiếc bánh Songpyeon đẹp nhất vì như thế họ sẽ có được một cô con gái xinh xắn.

Chiếc bánh với phần nhân sử dụng những nguyên liệu đặc trưng của mùa thu gồm đậu đỏ, hạt dẻ, hạt thông,… Đến nay món bánh truyền thống này ngày một sáng tạo, đa dạng màu sắc và kết cấu hơn nhưng đều vẫn giữ ý nghĩa văn hóa của Hàn Quốc.

Món bánh này có cách làm và kết cấu tương tự như bánh Mochi của đất nước Nhật Bản. Tuy nhiên, chắc chắn hương vị sẽ có đôi phần khác biệt. Những miếng bánh gạo dẻo dai và ngọt dịu. Bên ngoài bánh được bao bởi phần bột đậu nành ngọt ngào, thơm bùi. Hương vị lạ mà quen này tạo nên một trải nghiệm mới lạ cho thực khách.

Dasik là một loại bánh quy Hàn Quốc với nhiều hình thù bắt mắt, độc đáo. Có thể kể đến những chiếc bánh có hình chim, hoa hay Hán tự với mùi vị thơm ngon đậm đà, là sự kết hợp của bột hạt dẻ, bột hoa thông, bột hồ tinh, bột đậu, bột vừng tẩm mật ong và dược thảo. Ngoài ra, màu sắc của món bánh này cũng khá đa dạng. Trong đó có các màu sắc đỏ, xanh lam, vàng, đen và trắng là những màu phổ biến nhất.

Trong ẩm thực Hàn Quốc, Dasik là một món ngọt truyền thống được phục vụ với trà. Thời xa xưa, Dasik thường xuất hiện trong các buổi trà đạo của tầng lớp quý tộc và vương giả Triều Tiên.

Yaksik (Bánh thuốc) là một trong những món bánh truyền thống ngon nổi tiếng của Hàn Quốc, được làm bằng gạo nếp, hạt và quả táo tàu. Món bánh được trộn với nước sốt màu nâu đậm được làm từ đường đen, quế, nước tương và dầu mè trước khi đem đi hấp. Sau khi chín và để nguội, người ta thường cắt chúng thành những hình vuông vừa vặn có thể cầm được bằng tay.

Nhiều người Hàn Quốc coi Yaksik như một món ăn giúp bồi bổ sức khỏe, có lẽ chính vì thế nó mới được gọi “bánh thuốc”. Ngoài ra, Yaksik còn gắn liền với ngày lễ trăng tròn của người dân xứ Kimchi hàng năm – một trong những ngày lễ lớn của Hàn Quốc, nó có cả một chiều dài lịch sử gắn với đất nước này.

Yaksik còn là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người Hàn vào dịp Tết truyền thống. Thêm nữa món bánh này cũng là món tráng miệng được trẻ em Hàn yêu thích.

Hàn Quốc là một quốc gia giữ y học cổ truyền (Hanbang) rất gần với lối sống hiện đại của mình. Mặc dù y học hiện đại ngày nay phát triển đến thế nào thì y học cổ truyền vẫn được sử dụng để điều trị chấn thương hoặc bệnh tật. Thậm chí chúng còn được ứng dụng trong ẩm thực. Và món bánh Yakgwa (Bánh quy mật ong) là một trong những ví dụ điển hình nhất cho điều đó.

Trong ẩm thực xứ Hàn, Yakgwa là món ăn nhẹ “thần dược”. Bánh Yakgwa được làm từ bột nhào với dầu mè, mật ong và rượu nguyên chất. Sau đó, bánh được ép khuôn hình vuông hoặc cán mỏng rồi cắt miếng vuông. Sau khi chiên dầu, bánh được nhúng mật ong.

Hương vị của bánh rất thanh tao, hấp dẫn ngay từ lần đầu thưởng thức. Thưởng thức từng miếng bánh mật ong kèm một bình trà nóng giữa tiết trời se lạnh thì ngon tuyệt!

Món bánh ngon ngọt tan chảy này được dùng trong những ngày lễ hội hay những bữa tiệc trang trọng hoặc dùng làm quà tặng người thân.

Gangjeong là một món ngọt truyền thống khác thỉnh thoảng được phục vụ trong mọi lễ tưởng niệm, lễ và nghi lễ của người Hàn Quốc. Loại bánh này thường được chế biến theo các hình dạng khác nhau, phơi khô trong bóng râm và chiên ngập dầu, sau đó phủ Siro mật ong. Nguyên liệu chính của món bánh này là nếp trộn với rượu, dầu thực vật và Siro mật ong.

Bánh Hotteok dùng để tráng miệng và cũng thường xuất hiện phổ biến trên các đường phố ở Hàn Quốc. Món bánh này thường được phục vụ trong mùa đông vì nó ngon nhất khi ăn nóng. Ngoài ra, du khách có thể thêm các loại nhân khác như: trái cây tươi, chocolate, pho mát và các loại khác.

Đối với du khách, nếu yêu Hotteok, du khách còn có thể lựa chọn các Hotteok trộn sẵn ở các cửa hàng tiện lợi khác nhau ở Hàn Quốc. Thành phần chính của Hotteok là bột quế, đường nâu, hạt thông và Siro ngọt ngào.

Hobaktteok (Bánh bí ngô) là một trong những loại bánh dễ làm thường xuất hiện trong các dịp lễ tết, sinh nhật theo truyền thống của người dân Hàn Quốc.

Bánh Hobaktteok là sự kết hợp giữa bột gạo và bí ngô hấp ngoài ra có táo tàu, hạt bí,… cho ra màu vàng tươi và thơm ngọt ăn mãi không chán. Hobaktteok được coi là món ăn tốt cho sức khỏe và được phục vụ như một món chính thay cho cơm.

Tên gọi của món bánh Maejakgwa là từ hình dạng tương tự như chim sẻ (Jak) đậu trên cây hoa mơ (Maehwa). Đây là một loại bánh với những nguyên liệu quen thuộc và cách làm khá đơn giản.

Maejakgwa được làm từ bột mì với muối, nước gừng và được xắt lát mỏng, cắt 1 đường ở giữa rồi cuộn lại, sau đó được chiên trong dầu, bọc nước đường và rắc hạt thông với bột quế. Bánh giòn, có vị ngọt và đặc biệt thơm mùi quế, thích hợp để nhấm nháp cho dù là ngày se lạnh.

Bindaetteok (Bánh kếp đậu xanh) là một dạng của bánh xèo Hàn Quốc. Người Hàn Quốc thường làm nó để thay món thịt chiên trong bữa ăn hàng ngày. Đây cũng là một trong số các loại bánh nổi tiếng ở đường phố Hàn Quốc.

Nguyên liệu để làm món bánh này gồm: đậu xanh đã bóc vỏ (geopi – nokdu), kim chi, thịt băm, rau. Bánh được nấu bằng cách chiên vàng và ăn khi còn nóng. Những ngày mùa đông lạnh giá ở Hàn Quốc mà được thưởng thức loại bánh này trên đường là một trải nghiệm khá tuyệt vời!

Đối với Hàn Quốc, người dân thường ăn đa dạng các loại bánh mì chủ yếu có vị ngọt. Do đó, món Sandwich với mứt ngọt kẹp giữa là một trong những món ăn vặt phổ biến ở đất nước này. Du khách có thể tìm thấy những chiếc bánh kẹp mứt dâu – kem, chocolate ở mọi cửa hàng tiện lợi, được làm sẵn và đóng gói cẩn thận.

Sandwich ngọt là loại bánh được làm từ hai lớp bánh Sandwich (thường là bỏ phần rìa ở ngoài) và kẹp giữa là nhân dâu kem ngọt mát hoặc chocolate đăng đắng. Phần vỏ bánh mềm dai ăn rất hợp với phần nhân bên trong. Phần ăn này đặc biệt phù hợp cho một bữa ăn nhẹ.

Người Hàn rất trân trọng những giá trị truyền thống. Sự tồn tại bền vững của những loại bánh đơn sơ là một ví dụ điển hình. Theo thời gian, chúng càng được nâng cấp cho đẹp hơn, tinh xảo hơn, góp phần gìn giữ một vẻ đẹp rất dung dị và trang nhã bên dáng vẻ hào nhoáng, hiện đại thường thấy của xứ Hàn. Mỗi món bánh đều có một hương vị và ý nghĩa riêng. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đặc sắc về nền ẩm thực truyền thống đặc sắc của đất nước Hàn Quốc xinh đẹp. Nếu có dịp đồng hành cùng chúng tôi trong Tour Hàn Quốc, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức hương vị tinh tế của những món bánh ngon này nhé!

Những món ăn truyền thống của Hàn Quốc đều được chế biến một cách tỉ mỉ, công phu. Nó phần nào thể hiện được đức tính của con người cũng như văn hóa, tín ngưỡng của xứ sở kim chi. Nhờ những món ăn truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa này mà Hàn Quốc được nhiều bạn bè quốc tế nhớ đến và yêu mến. Đa dạng về nguyên liệu chế biến, biến hóa tài tình trong cách nấu, tâm huyết trong từng món ăn, đẹp mắt nhưng lại rất bổ dưỡng đó chính là đặc trưng có thể dễ dàng nhận thấy trong món ăn truyền thống của người Hàn. Dưới đây thucpham.com sẽ giới thiệu đến các bạn 12 món ăn truyền thống Hàn Quốc, giúp bạn phần nào hiểu được văn hóa ẩm thực của đất nước xinh đẹp này.

Món cơm trộn không còn đơn thuần là một món ăn mà hơn thế nữa nó còn là nghệ thuật pha trộn màu sắc của các đầu bếp Hàn Quốc.

Một tô cơm trộn phải có ít nhất từ 6 đến 7 món ăn với các màu sắc khác nhau như màu trắng của cơm, màu xanh của rau củ, màu vàng của trứng rán, màu nâu đỏ của các loại thịt…Món cơm trộn được tạo ra với sự sáng tạo và sở thích của từng người. Rau củ được sử dụng thường là dưa chuột, cà rốt, giá đỗ, rau diếp cá, rau bina. Trứng thường được rán để tạo màu vàng đẹp mắt. Thịt được dùng thường là thịt bò.Tất cả đều được xắt nhỏ và trộn đều cùng với loại nước sốt đặc biệt làm từ tương ớt và cũng là gia vị truyền thống của người Hàn.

Cơm cuộn lá rong biển nghe có vẻ đơn giản nhưng nó được chế biến một cách rất tỉ mỉ với sự kết hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau, tất cả đều được cắt nhỏ.

Món cơm cuộn Gimbap được thế giới ưa chuộng

Món ăn này cũng được biến tấu rất tài tình tùy vào sở thích của mỗi người. Với lá rong biển sấy khô mỏng manh được dùng làm lớp vỏ ngoài, bao bọc bên trong là cơm trắng, trứng rán, thịt bò, cà rốt, dưa chuột, thannh cua, xúc xích, củ cải muối…. Những cuộn gimbap được cuốn rất khéo léo để khi cắt ra thành từng miếng mà không bị nát hoặc rơi nhân phía bên trong ra ngoài. Gimbap được chấm cùng loại nước xốt truyền thống, phối trộn từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Đây là món ăn sử dụng thường xuyên, hàng ngày của người Hàn Quốc.

Nguyên liệu chính làm nên món cháo này là bí ngô và rất nhiều các nguyên liệu phụ khác như đậu đỏ, đậu nành, viên bánh gạo, yến mạch…

Món cháo bí ngô giàu vitamin và chất xơ

Món cháo này có hàm lượng calo thấp nhưng lại dồi dào vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết, rất tốt cho sức khỏe.Có lẽ đây chính là bí quyết để phụ nữ Hàn duy trì sắc đẹp cũng như vóc dáng của mình. Món ăn này rất nhẹ nhàng cho dạ dày, những khi ăn uống không ngon miệng, khó tiêu thì có thể ăn cháo bí ngô. Cháo cũng được dùng làm món ăn cho các bữa nhẹ như bữa sáng hoặc ăn khuya trước khi đi ngủ.

Mỳ lạnh là món ăn không thể thiếu trong mùa hè nóng nực ở Hàn Quốc. Mì tuy có mùi hơi nồng của gia vị nhưng lại có vị thanh ngọt nhẹ nhàng, ít dầu mỡ nên rất thích hợp cho mùa hè. Tuy nhiên, không vì thế mà khi mùa đông đến người ta lại quên lãng món ăn này. Chỉ cần thay đổi một chút nước dùng là sẽ có ngay món mì lạnh cho mùa đông.

Chỉ là món mì đơn giản nhưng vẫn không thể thiếu các loại rau, dưa muối để tăng thêm độ hấp dẫn và đẹp mắt cho món ăn.

Món gà tần sâm là một món ăn truyền thống Hàn Quốc rất bổ dưỡng, nó thường được dùng với mục đích bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực, phục hồi vết thương, dùng cho người mới ốm dậy, sau phẫu thuật hoặc sinh nở. Món ăn này còn được dùng vào những ngày hè nóng nực để thanh nhiệt cho cơ thể.

Món gà tần sơm thơm ngon bổ dưỡng

Gà được dùng phải là loại gà còn non, chưa đẻ trứng, sau khi làm sạch thì người ta nhồi gạo nếp và một số vị thuốc như nhân sâm, táo đỏ, hoàng kỳ vào bụng con gà rồi khâu lại, cho vào một chiếc nồi bằng đá hầm trong vòng nhiều giờ. Thậm chí người ta còn uống cùng rượu sâm khi ăn món gà này để giải khát và tăng thêm hương vị.