Xóm 9, thôn Hạ Am, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
Xóm 9, thôn Hạ Am, xã Cộng Hiền, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
Để bạn thuận tiện theo dõi cũng như chủ động trong hành trình tham quan, Dulich.Pro.Vn cập nhật giá vé và thời gian mở cửa mới nhất tại Hoàng Thành Thăng Long như sau:
+ Giá vé tham quan người lớn: 30.000 VNĐ/vé, học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên, người cao tuổi (trên 60 tuổi) là công dân Việt Nam: 15.000 VNĐ/vé, Trẻ em dưới 15 tuổi: Miễn Phí (Đoàn là học sinh số lượng đông sẽ mất 5.000 đ/học sinh phí).
+ Giờ hoạt động: Mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ thứ 2), Giờ đón khách: từ 08h00 đến 17h00.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của bộ môn nghệ thuật dân gian này, sẽ chẳng thiếu những khoảnh khắc người nghệ sĩ gặp những sự cố oái ăm trong lúc biểu diễn. Đã nhiều lần các con rối bị kẹt dây, gãy tay khiến các diễn viên không thể điều khiển con rối theo đúng kịch bản đã sắp xếp.
Với những nghệ sĩ có kinh nghiệm, họ sẽ khắc phục bằng cách phối hợp cùng đồng đội của mình. Khi một người có vấn đề, những nghệ sĩ còn lại sẽ linh hoạt đảm nhiệm để nhân vật không bị “chết” trên sân khấu. Có những chương trình khi đang biểu diễn, sẽ có những tai nạn nghiêm trọng hơn xảy ra như con rối bị hỏng. Khi đó, những kỹ thuật viên bộ phận hậu đài sẽ chỉnh sửa những phần hỏng hóc của các con rối để đảm bảo vở diễn vẫn được diễn ra thành công trọn vẹn.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố phía sau sự thành công của một vở diễn rối nước. Ngoài tay nghề điêu luyện, uyển chuyển của người nghệ sĩ, múa rối nước cần sự phối hợp nhịp nhàng của dàn nhạc, kỹ thuật viên, hậu đài… Mỗi người đều có nhịp phách của riêng mình, khi phối hợp với nhau sẽ tạo thành một sự tổng hoà uyển chuyển. Vì vậy, có thể nói, một vở diễn múa rối nước thành công là cần sự ăn xăm của cả một tập thể chứ không phải cá nhân.
Vở rối được tạo nên từ nhiều tích truyện (tích trò), khắc họa cuộc sống sinh hoạt thường ngày cùng những sự tích dân gian của người Việt, qua đó phản ánh ước mơ của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những tích trò tiêu biểu trong các vở rối phải kể đến như tích trò ca ngợi việc đồng áng, đi bừa, đi cấy, đánh cá, úp rơm, giã gạo…; tích trò miêu tả cảnh lễ hội như đua thuyền, chọi trâu, đấu vật, chọi gà…; tích trò ca ngợi truyền thống đánh giặc của Bà Trưng, Bà Triệu, Vua Lê Lợi hoàn kiếm…; những tích trò lấy cảm hứng từ những vở chèo nổi tiếng như Quan âm Thị Kính… hay xuất phát từ nghi thức tín ngưỡng như đi chùa, nước thần, lễ hội…
Kho tàng tích trò đa dạng cho thấy một đời sống đầy sinh động và gần gũi của rối nước, giúp loại hình này mang tới những vở diễn đầy mới vẻ kh cho phép người nghệ sĩ khai thác những tích trò khác nhau. Có thể nói, sinh ra từ đời sống của những người lao động nơi thôn quê dân dã, múa rối nước đã được vun đắp nên bởi những tình cảm chân thành, hồn hậu, là thứ nghệ thuật phản ánh những ước vọng của thời đại, của những nhà nông quanh năm suốt tháng tất bật bên đồng ruộng, trâu cày.
Từng vở múa rối hiện lên như một bức tranh tả thực về thiên nhiên cuộc sống của những làng quê, từ mái đình, lũy tre, đình làng, lễ hội… Giữa những lời ca, tiếng nhạc đậm nét văn hóa dân gian, những con rối hóa thân thành từng anh chàng nông dân, chị em đi cấy lúa, nam nữ trẩy hội, ngư ông câu cá, anh hùng ra trận, ông bụt hiền hòa…
Múa rối hấp dẫn người xem bởi sự duyên dáng hài hước và hóm hỉnh của từng nhân vật nhưng đồng thời cũng gợi cho người xem những xúc cảm về quê hương, nguồn cội mội cách dung dị nhất. Tính giáo dục của múa rối rất đỗi giản dị, nhân văn, khơi dậy con người những ước mơ, hoài bão, đưa con người đến với những cuộc sống tự do mà mình có thể làm chủ.
Từ những vở rối nước, ta thấy thêm yêu những con người Việt Nam hiền hòa, cần cù, chịu khó, không ngại khó khăn gian khổ và luôn ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi vở rối nước cũng là cơ hội để tìm hiểu về những giá trị và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Và sau những tràng pháo tay trầm trồ của khán giả, sau bức rèm kia, sau những người nghệ nhân đang trầm mình dưới nước ấy là biết bao khổ luyện, cay đắng.
Bằng các câu chuyện vui nhộn và hấp dẫn phản chiếu cái đời và những khát vọng, mơ ước bình dị của người Việt, múa rối nước đã hoàn toàn chinh phục các vị khách nước ngoài. Nhiều du khách yêu thích loại hình nghệ thuật này tới mức họ tìm tới các phường nghề truyền thống để được tham gia trải nghiệm các công đoạn xây dựng lên một tác phẩm.
Múa rối nước Việt Nam cũng luôn được bạn bè quốc tế trân trọng, đón nhận và mời các nghệ nhân đi lưu diễn khắp năm châu. Có rất nhiều lời đánh giá cao dành cho rối nước Việt Nam: “Những con rối nước Việt Nam - những thiên thần của đồng ruộng Việt Nam lần đầu tiên rời bỏ sông Hồng tiến về sông Sen bắt Pari và cả thế giới hiểu rằng ngoài nền văn minh của mình còn nền văn minh khác nước…”, “Hãy đến xem múa rối để có dịp chiêm ngưỡng một kỳ quan nghìn tuổi. Đây mới là nghệ thuật dân gian đích thực…”.
Nằm trong địa bàn trung tâm của Hà Nội, cụ thể tại 19C đường Hoàng Diệu - Ba Đình, nên xuất phát từ nội đô đến Hoàng Thành Thăng Long khá dễ dàng, bạn có thể lựa chọn xe máy hoặc ô tô cá nhân để di chuyển tới quần thể di tích này, lưu ý những hướng đường một chiều để không vi phạm luật giao thông nhé.
Hoặc một phương tiện khác cũng rất hữu ích, đó là xe bus, tùy từng điểm xuất phát để bạn đi một trong những chuyến bus số: 22A, 45 hoặc 50, xuống điểm “đối diện tượng tượng đài Bắc Sơn” rồi đi bộ khoảng 100m là đến nhé.
Trước đây múa rối nước chỉ là một trò chơi của nhân dân lao động, nông dân, để mua vui, rồi trở thành một nhóm người chơi tiến lên một phường, một gánh diễn và dần phát triển thành một nền văn hóa của con người Việt. Qua nhiều thế kỉ hình thành và phát triển, múa rối nước truyền thống trải qua những thăng trầm, lúc phát triển rực rỡ khi lại trầm lắng, rơi vào nguy cơ mai một, nhưng vẫn giữ được “linh hồn của đồng ruộng Việt Nam”. Có thể nói múa rối nước là một báu vật của dân tộc, thể hiện văn hóa truyền thống lâu đời của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng châu thổ sông Hồng, tái hiện sinh hoạt hay những cái rất đời thường hàng ngày, tái hiện hơi thở, cái hồn và ước mơ của người Việt, của làng quê Việt.
Để những con rối vô tri được thổi hồn, không thể không nhắc tới kỹ thuật điều khiển con rối điêu luyện của những người nghệ sĩ. “Múa rối nước là bộ môn hoàn toàn được điều khiển thủ công bởi bàn tay người nghệ sĩ chứ không hề có máy móc hỗ trợ. Tuy nhiên sẽ có một vài chi tiết bên lề sẽ cần có máy móc, chẳng hạn như cảnh con cáo chạy lên cây cau sẽ cần có thêm sự hỗ trợ thô sơ từ máy móc” - NSƯT Quốc Vũ chia sẻ.
Do việc điều khiển con rối hoàn toàn thủ công, người nghệ sĩ luôn phải tập luyện hàng ngày để kỹ năng thuần thục và điêu luyện nhất. Cũng bởi vậy, mỗi nghệ sĩ lại có một cách thể hiện các con rối khác nhau, cách cảm nhận tiết tấu và không gian khác nhau, tạo nên nét diễn riêng biệt mà khó ai có thể bắt chước được. Họ là những luôn đứng đằng sau để những con rối sặc sỡ được tỏa sáng, mang đến những tiếng cười và sự thích thú cho mỗi khán giả.