Quản Lý Rủi Ro An Toàn Thông Tin

Quản Lý Rủi Ro An Toàn Thông Tin

Rủi ro bảo hiểm là gì? Nội dung báo cáo quản trị rủi ro (Hình từ Internet)

Rủi ro bảo hiểm là gì? Nội dung báo cáo quản trị rủi ro (Hình từ Internet)

Rủi ro thanh khoản trong doanh nghiệp

Là rủi ro của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ của nhà cung cấp, ngân hàng hay các khoản nợ phát sinh khác. Rủi ro thanh khoản ở đây xét đến khả năng trả nợ cả ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Thanh khoản trong tài sản chính là việc sẵn sàng chuyển đổi thành tiền mặt của tài sản.

Các doanh nghiệp thường sẽ gặp tình trạng doanh thu nhiều nhưng dòng tiền thu vào không nhiều tương ứng dẫn đến việc xoay vòng vốn cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo gặp khó khăn. Và rủi ro thanh khoản tăng cao khi công ty đột nhiên thấy mình không đủ tiền mặt để chi trả các chi phí cần thiết cơ bản để phục vụ cho hoạt động công ty, hay các khoản nợ ngắn hạn, hoặc các khoản nợ dài hạn nhưng đến hạn phải trả. Đây chính là lý do tại sao quản lý dòng tiền rất quan trọng đối với chủ doanh nghiệp. Và doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối khi không có đủ một lượng tiền mặt hay các tài sản có khả năng thanh khoản cao phục vụ những nhu cầu ngắn hạn, mặc dù doanh thu được ghi nhận là rất cao.

Lúc này doanh nghiệp phải cơ cấu lại danh mục tài sản nợ và tài sản có, phát hành thêm giấy tờ có giá để huy động vốn, điều chỉnh cơ cấu cho vay, doanh nghiệp đừng quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, mà nên xem xét lại ngân sách, điều chỉnh doanh thu và chi phí (ví dụ như gia tăng bán hàng, thúc đẩy thu hồi các khoản nợ hay tìm kiếm tổ chức tài chính khác) để bù đắp cho khoản thiếu hụt.…

Tại sao quản lý rủi ro thanh khoản lại quan trọng

Trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phần lớn các tổ chức tài chính xem tính thanh khoản là điều hiển nhiên, ít hoặc không chú ý đến rủi ro này. Rủi ro thanh khoản đã không được chú ý cho đến khi nó xuất hiện trên tất cả các tiêu đề tin tức trong cuộc khủng hoảng năm 2007 - 2008.

Trong thời gian này, nhiều tổ chức phải vật lộn để duy trì đủ thanh khoản. Rủi ro này đã dẫn đến cả sự thất bại của ngân hàng và sự cần thiết của các ngân hàng trung ương để bơm thanh khoản vào hệ thống tài chính quốc gia để giữ cho nền kinh tế phát triển. Rủi ro cực độ này là nhân tố chính dẫn đến sự yếu kém của các tổ chức tài chính và cuối cùng dẫn đến sự phá sản của Lehman Brothers .

Cuộc khủng hoảng toàn cầu buộc các chính phủ và tổ chức tài chính lớn phải đánh giá lại tầm quan trọng của tính thanh khoản. Ngày nay, họ nhận thức được rủi ro khi không đủ thanh khoản và thực hiện các hành động cần thiết để ngăn chặn điều đó xảy ra.

Rủi ro thanh khoản không chỉ ảnh hưởng tới doanh nghiệp và ngân hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nền kinh tế.

Việc mất khả năng thanh toán buộc ngân hàng phải chấp nhận các khoản phí tổn cao để có được nguồn cung đáp ứng các nhu cầu thanh toán gấp, điều kiện vay vốn cũng khó khăn hơn khiến lợi nhuận và tài sản của ngân hàng sụt giảm.

Khi rủi ro thanh khoản tăng cao thì ngân hàng phải đối mặt với tình trạng đình trệ hoạt động, khách hàng không thể giao dịch được sẽ bỏ đi, uy tín ngân hàng sụt giảm, khách hàng cũng mất.

Các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng cũng liên đới bị ảnh hưởng. Khi họ gặp trục trặc trong việc rút tiền ra để chi tiêu cho các mục đích đầu tư, sản xuất hoặc kinh doanh, thì họ sẽ nghi ngờ về năng lực tài chính của ngân hàng và một mực đòi rút tiền ra. Càng nhiều người rút thì ngân hàng càng tổn thất thêm, quan hệ khách hàng cũng không còn.

Với các cổ đông của công ty, khi không được trả lợi tức, không được trả nợ đầy đủ thì họ cũng sẽ không tin tưởng vào công ty đó nữa, bởi mục đích họ đầu tư vào công ty là để hưởng lợi. Họ sẽ buộc công ty phải trả nợ và đem dòng vốn của họ đi một nơi khác.

Nghiêm trọng hơn nữa, ngân hàng có thể đi đến bờ vực phá sản hoặc sáp nhập. NHNN sẽ đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, giúp NHTM thoát khỏi tình trạng này, kéo hệ thống hoạt động của ngân hàng về ổn định.

Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, các chủ nợ sẽ liên tục siết nợ, các đối tác khác cũng e dè trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, việc vay vốn, huy động vốn sẽ không được suôn sẻ, đồng thời, doanh nghiệp cũng khó kiếm được một đơn vị tài trợ tốt.

Đầu tiên, hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ bị trì trệ, do không có nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực cũng bị lao đao theo vì doanh nghiệp không đủ khả năng để chi trả tiền lương lao động. Hàng hoá sản xuất không đủ để giao bán cho khách hàng, gây thiệt hại nặng cho doanh nghiệp. Tình trạng này nếu kéo dài thì doanh nghiệp chắc chắn bị phá sản.

Rủi ro thanh khoản khiến ngân hàng và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn, hoạt động tín dụng và cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Một khi không có đủ vốn thì tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng gặp trở ngại, lạm phát sẽ gia tăng, quy mô đầu tư giảm và kéo theo suy giảm nền kinh tế. Từ đó cũng ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Đối với các quốc gia phát triển có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu thì rủi ro thanh khoản còn có thể dẫn đến sự đổ vỡ chính trị và liên luỵ đến các quốc gia khác.

Rủi ro thanh khoản trong đầu tư chứng khoán

Đối với chứng khoán, rủi ro thanh khoản xảy thường là rủi ro thanh khoản thị trường, còn được gọi là rủi ro thanh khoản tài sản.

Tính thanh khoản của thị trường cao, điều đó có nghĩa tài sản có nguồn cung và nhu cầu cao, luôn có người muốn bán và mua tài sản đó. Nếu có người bán tài sản nhưng không có người mua, tức là tài sản đó không thể thanh khoản được hoặc tính thanh khoản rất thấp. Vì vậy, tính thanh khoản và tính kém thanh khoản phụ thuộc vào thị trường. Trong trường hợp khó tìm người mua, tài sản sẽ phải hạ giá thấp hơn để tăng tính thanh khoản hơn. Nếu khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, nhà đầu tư sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính lớn. Điều này gọi là “rủi ro thanh khoản” trong đầu tư chứng khoán.

Để cẩn trọng hơn trong đầu tư, nhà đầu tư phải nắm rõ tính thanh khoản của từng tài sản, chứng khoán cụ thể và các rủi ro thanh khoản đi kèm.

Đặc biệt trong bối cảnh nhiều trái phiếu doanh nghiệp đang có rủi ro về thanh khoản. Có thể thấy, một số ngân hàng thương mại cùng các nhà đầu tư đã thiếu thận trọng trong đánh giá rủi ro các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Tình trạng “tiền rẻ” trong năm 2020 - 2021 và mức giá bất động sản lên quá cao đã dẫn đến sự dễ dãi trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, sau đó các kênh vốn đột ngột bị thắt chặt khiến doanh nghiệp, ngân hàng và nhà đầu tư không kịp tính toán rủi ro để có các phương án ứng phó phù hợp.

Nội dung báo cáo quản trị rủi ro

Báo cáo quản trị rủi ro phải bao gồm các nội dung sau:

- Đánh giá mức độ đầy đủ của hoạt động quản trị rủi ro, xác định nguồn lực tài chính cần có để quản lý hoạt động kinh doanh trong khả năng chấp nhận rủi ro và các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;

- Đánh giá chi tiết về từng loại rủi ro trọng yếu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài và các thay đổi rủi ro trong hoạt động;

- Cách thức quản lý từng loại rủi ro trọng yếu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;

- Kết quả kiểm tra sức chịu đựng và phân tích khả năng tiếp tục hoạt động trong các tình huống bất lợi đối với hoạt động kinh doanh.

(Khoản 1 Điều 8 Thông tư 70/2022/TT-BTC)