Quy Mô Thị Trường Đức

Quy Mô Thị Trường Đức

Toyoko Inn Co Ltd, Route-Inn Hotels, APA Hotels & Resorts, Prince Hotels & Resorts, Super Hotel Co Ltd là những công ty lớn hoạt động trong ngành Khách sạn tại Nhật Bản.

Toyoko Inn Co Ltd, Route-Inn Hotels, APA Hotels & Resorts, Prince Hotels & Resorts, Super Hotel Co Ltd là những công ty lớn hoạt động trong ngành Khách sạn tại Nhật Bản.

Phân khúc ngành khách sạn Nhật Bản

Ngành khách sạn là một phạm trù rộng lớn của các lĩnh vực trong ngành dịch vụ, bao gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống, tổ chức sự kiện, công viên giải trí, lữ hành và du lịch. Nó bao gồm các khách sạn, cơ quan du lịch, nhà hàng và quán bar. Ngành Khách sạn ở Nhật Bản được phân chia theo Loại (Khách sạn theo chuỗi và Khách sạn độc lập) và theo Phân khúc (Căn hộ dịch vụ, Khách sạn bình dân và phổ thông, Khách sạn quy mô trung bình và cao cấp, và Khách sạn sang trọng). Báo cáo đưa ra quy mô thị trường và dự báo về giá trị (tỷ USD) cho tất cả các phân khúc trên.

Thị trường khách sạn Nhật Bản lớn đến mức nào?

Quy mô Thị trường Khách sạn Nhật Bản dự kiến ​​sẽ đạt 24,79 tỷ USD vào năm 2024 và tăng trưởng với tốc độ CAGR là 1,18% để đạt 26,29 tỷ USD vào năm 2029.

Tổng quan ngành khách sạn Nhật Bản

Các công ty khách sạn nội địa phần lớn thống trị ngành khách sạn ở Nhật Bản. Các thương hiệu trong nước và chuỗi cửa hàng của họ chiếm khoảng 90% tổng thị phần. Toyoko Inn Co. là chuỗi khách sạn lớn nhất cả nước về số phòng/nguồn cung cấp chìa khóa. Nó có hơn 250 khách sạn và cung cấp khoảng 50.000 phòng/chìa khóa trên toàn quốc. Tuy nhiên, với tiến bộ công nghệ và đổi mới dịch vụ, các công ty trong nước và quốc tế khác đang tăng cường sự hiện diện trên thị trường bằng cách giành được các hợp đồng mới và khai thác các thị trường mới. Các công ty bao gồm Toyoko Inn Co Ltd., Route-Inn Hotels, APA Hotels Resorts, Prince Hotels Resorts, và Super Hotel Co Ltd., cùng những công ty khác đã được nêu trong báo cáo.

Quy mô và đặc điểm thị trường Australia

Hầu hết cư dân Australia sống ở các thành phố dọc theo bờ biển của đất nước. Hai thành phố lớn nhất của Australia là Sydney và Melborne. Hàng hóa chủ yếu được nhập khẩu qua các cảng biển của các thành phố này.

Khách hàng Australia nhìn chung đều rất hiểu biết về vấn đề” giá cả tương xứng với giá trị” và đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Điều này được thể hiện qua việc nhà nhập khẩu Australia là những người luôn mong đợi được chào mức giá hàng nhập khẩu cạnh tranh với khối lượng yêu cầu tương đối ít, chất lượng đồng đều và giao hàng đúng hạn.

Mặc dù là đất nước rộng lớn và có dân số ít nhưng hầu hết người dân Australia sống ở những tỉnh và thành phố lớn. Lượng mưa trong lục địa thấp đồng nghĩa với việc người dân tập trung sinh sống tại các vùng đất dọc theo bờ biển, đặc biệt ở phái Đông Nam. Thực tế có khoảng ¾ dân số Australia sống ở hai thành phố lớn là Sydney và Melborne và các tỉnh, thành phố lân cận.

Với dân số hơn 4,3 triệu người, Sydney là thành phố lớn nhất của Australia. Trong vòng15 năm qua, Sydney đã trở thành trung tâm kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Đây là thành phố thủ phủ của bang New South Wales, một bang có dân số đông nhất Australia. Do vậy, lượng hàng hóa nhập khẩu qua các cảng biển của Sydney rất lớn.

Sydney là thành phố năng động, có những đặc điểm tương đồng với cá thành phố khác như San Fransisco,vv… Sydney thu hút các cộng đồng dân di cư lớn đến từ Châu Á tìm kiếm cơ hội làm ăn kinh doanh và sinh sống bởi nơi đây có mùa hè ấm áp và mùa đông dễ chịu. Các nhà cung cấp nước ngoài luôn coi Sydney là một trong những điểm dừng chân trong các chuyến thăm tới Australia vì có rất nhiều nhà nhập khẩu đóng trụ sở ỏ đây.

Melborne là thủ phủ của bang Victoria và là thành phố lớn thứ hai của Australia sau sydney với số dân khoảng 3,2 triệu người. Đây là thành phố sôi động, giao thoa với thế giới và đa dạng về chủng tộc nhưng vẫn gìn giữ được nét tĩnh lặng và nếp sống nhẹ nhàng. Melborne là trung tâm tài chính và ngân hàng với 8 trong số 10 công ty lớn nhất của Australia có trụ sở tại đây. Cảng Melborne là cảng hàng hóa chính của Australia và là cảng container lớn nhất khu vực Nam Bán Cầu.

Ở Melborne có rát nhiều nhà nhập khẩu lớn có các mạng lưới phân phối trên toàn quốc. Nhìn chung, các nhà nhập khảu ở đây cũng có những yêu cầu tương tự như các nhà nhập khẩu tại Sydney nhưng có đôi nét khác biệt. Ví dụ, thị trường hàng dệt len ở Melborne rất có tiềm năng do ở đây khí hậu lạnh hơn; trong khi đó thị trường đồ trang trí nội thất có thị hiếu gần giống như của Châu Âu nhưng thị trường đồ trang trí ngoài trời lại không dành được sự quan tâm tương tự.

Brisbane là thủ phủ của bang Queensland ở phía Bắc. Thành phố có dân số khoảng 1,5 triệu người. Brisbane có khí hậu cận nhiệt đới với nhiệt độ vào tháng 12, tháng giêng và tháng hai tương tự như ở các nướn Đông Nam Á. Người dân ở đây có lối sống tự nhiên và phong cách ăn mặc bình dị.

Nếu so sánh với Sydney và Melbourne, Brisbane có ít các nhà nhập khẩu lớn. Hầu hết các cửa hàng bán lẻ tại Queesland đều nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua các nhà nhập khẩu / bán buôn tại các bang ở phái Nam.Tuy nhiên, ở đây vẫn có nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là các nhà cung cấp sản phẩm phục vụ du lịch (hàng quà tặng, lưu niệm, v.v), các ngành công nghiệp (xây dựng, nội thất, vật liệu xây dựng), ngành khai mỏ và nông nghiệp.

Perth la thủ phủ của bang Western Australia, bang có diện tích lớn nhất Australia, cách Sydney 4,5 giờ bay. Dân số của thành phố là 1,3 triệu người, chiếm khaỏng 70% tổng số dân của bang Western Australia. Perth có khí hậu Địa Trung Hải với mùa hè nóng và khô, mùa dông lạnh và ẩm ướt. Người dân ở đây có lối sống tự nhiên, thoải mái.

Do cách xa các thành phố khác, Perth tập trung rất nhiều công ty nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài và phân phối trên toàn quốc. Thành phố này được xem là một thị trường đọc lập của một số sản phẩm nhập khẩu. Điều khó khăn đối với các nhà cung cấp hàn tiêu dùng nước ngoài là các nhà nhập khẩu ở đây thường yêu cầu khối lượng hnàg hóa tương đối nhỏ để cung cấp cho thị trường nội bang chỉ có khoảng 2,0 triệu người.

Bang Western Australia là nơi sản xuất lớn nhất của Australia về khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm nông nghiệp như lúa mì và len. Thị trường này có rất nhiều tiềm năng và cơ hội đặc thù cho các lĩnh vực khoảng sản, năng lượng (cả trên bờ và xa bờ) và nông nghiệp.

Adelaide có dân số khoảng hơn 1 triệu người với ngành sản xuất chế tạo có qui mô hạn chế và một số ít các nhà nhập khẩu lớn. Tuy nhiên, Adelaide lại là một trong những trung tâm sản xuất ô tô và các mặt hàng điện gia dụng. Tổng số dân của bang South, nơi có thủ phủ là Adelaide là 1.4 triệu người .

Hầu hêt các nhà cung cấp nước ngoài không coi Adelaide là thị trường quan trọng. Các nhà nhập khẩu ở thành phố này chỉ cung cấp hàng cho các cửa hiệu bán lẻ và khối lượng nhập khẩu tương đối nhỏ. Phần lớn những đơn đặt hàng nhập khẩu đều thông qua các nhà nhập khẩu có trụ sở tại Melboume.

Camberra là thủ đô của Australia, có số dân chỉ khoảng 310.000 người. Thành phố được qui hoạch toàn bộ, tập trung chủ yếu vào các hoạt động của Chính phủ và bộ máy chính quyền.

Đối với các nhà cung cấp nước ngoài, Canhena không được coi là một thí trường nhập khẩu tiềm năng. Ở đây có ít các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo, dân số không nhiều và hầu hết các nhu cầu cần thiết cho thành phố được cung cấp bởi các nhà sản xuất và nhập khẩu tại Sydney hoặc Melboume cung cấp hầu hết cho các nhu cầu của Hobart thông qua một số ít các nhà nhập khẩu có qui mô nhỏ tại thành phố này.

Darwin nằm Ở phía Bắc Australia, là thủ phủ của vùng lãnh thổ Northem Territory. Thành phố có khí hậu nhiệt đới và là nơi thanh bình, dân dã, có số dân chỉ khoảng 100.000 người. Khối lượng hàng hóa mà các nhà nhập khẩu ở đây yêu cầu thường rất ít. Tuy nhiên, Darwin cung cấp hàng hóa cho các căn cứ quân sự trọng yếu. Thành phố có bước tiến triển nhanh trong lĩnh vực khai thác dầu và khí ngoài khơi tại biển Timor đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động của Liên hiệp quốc tại Đông Timor Ngoài ra, vùng Northel Temtory còn có các ngành công nghiệp khai mỏ và nông nghiệp khá phát triển.

Tuyến đường sắt chạy từ Darwin qua Alice Springs nối với tất cả các thủ phủ ở phía Nam Australia đã được xây dựng và hoàn thiện vào cuối năm 2003 và đi vào hoạt động từ đầu năm 2004. Người ta hy vọng rằng sau khi tuyến đường sắt này đi vào hoạt động, Darwin sẽ trở thành một cảng đầu mối trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đến và đi từ các bang phía Nam.

Như vậy, có thể nói, hai thành phố quan trọng nhất đối với các nhà cung cấp nước ngoài là Sydney và Melbourne. Mặc dù có diện tích rộng như nước Mỹ nhưng Australia không có những phân đoạn thị trường theo địa lý phong phú như Mỹ. Hầu hết các nhà cung cấp nước ngoài sẽ thấy rằng chỉ cơn một chuyên thăm Sydney và Melbourne là đã có thể biết được các thị trường chính, đặc biệt là thị trường hàng tiêu dùng.

2. Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng Australia

Nhìn chung, người tiêu dùng Australia khá bảo thủ và rất hiểu biết về vấn đề “giá cả tương xứng với giá trị”. Trong những năm qua, có một xu hướng đáng chú ý là đánh gía hàng tiêu dùng theo tiêu chí “giá cả tương xứng với giá trị” hơn là chỉ dựa trên tiêu chí giá cả. Ở một số phân đoạn thị trường, thị phần giá rẻ đang suy giảm độ người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng. Điều này không có nghĩa là người tiêu dùng Australia lúc nào cũng sẵn sàng trả giá cao. Trên thực tế, phần lớn người tiêu dùng luôn so sánh giá cả của rất nhiều người bán lẻ khác nhau trước khi quyết định mua hàng.

Đại bộ phận người tiêu dùng Australia có thái độ khá cởi mở đối với hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, khi hàng hóa sản xuất trong nước được đánh giá là có giá cả tương xứng với giá trị” thì sẽ được người tiêu dùng chọn mua. Dù sao họ cũng đã quen với các chủng loại hàng hóa nhập khẩu và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng theo các yếu tố như chất lượng, kiểu dáng và giá cả mà không quá coi trọng nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đó, ở Australia vẫn luôn tồn tại thị hiếu đối với một số mặt hàng nhập khẩu ở phân đoạn thị trường có mức giá cao và mang tính thời trang. Chẳng hạn, quần áo và giày dép thời trang của phụ nữ từ Italia và Pháp có giá bán lẻ tương đối cao hay xe ô tô từ Châu âu cũng được bán với mức giá rất cao.

Một điểm nữa cần lưu ý là người tiêu dùng Australia rất quan tâm đến vấn đề chất lượng. Khá nhiều đơn vị bán lẻ ở Australia kinh doanh theo chính sách hoàn trả lại tiền hoặc đổi hàng nếu hàng hóa có vấn đề về chất lượng hoặc thậm chí chỉ đơn giản do người mua thay đổi ý định mua hàng.

Tóm lại, người tiêu dùng Australia đặt ra tiêu chuẩn chất lượng rất cao đối với hàng hóa. Những tiêu chuẩn này được hỗ trợ bởi một loạt các qui định bảo vệ người tiêu dùng ở tất cả các bang. Nhà nhập khẩu và bán lẻ cũng có quan điểm này và sẽ không chấp nhận là sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của họ.

Nhà cung cấp nước ngoài sẽ thấy rằng mối quan tâm chủ yếu của nhà nhập khẩu Australia là giá cả, chất lượng, độ tin cậy, thời hạn giao hàng và khối lượng giao hàng tối thiểu. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp nước ngoài có kinh nghiệm tại thị trường này cho rằng có 3 tiêu chuẩn vàng khi bán hàng vào thị trường Australia là “giá cả, giá cả và giá cả”.

Điều này không hẳn đã hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, câu hỏi đầu tiên mà nhà nhập khẩu cho nhà cung cấp mới thường liên quan tới giá FOB/FCA của sản phẩm. Nhà nhập khẩu Australia thường mong muốn trả giá thấp hơn so với các nhà nhập khẩu tại Mỹ và Châu âu nhưng đòi hỏi hàng hóa nhất định phải có chất lượng đồng đều và giao hàng đúng hạn. Họ cũng thường đặt hàng với số lượng ít hơn các nhà nhập khẩu ở rất nhiều thị trường khác. Lý do mà người tiêu dùng Australia có quan điểm khắt khe này là: – Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực nhập khẩu và bán lẻ, những lĩnh vực có lợi nhuận ròng khá thấp; – Sự mở cửa của chính sách nhập khẩu của Astralia; – Số lượng lớn các nhà cung cấp từ các nước lân cận cố gắng bán hàng vào thị trường Australia; – Thời điểm mua hàng của Astralia không trùng với thời điểm mua hàng của các nước ở Bắc Bán Cầu khiến rất nhiều nhà cung cấp nước ngoài sẵn sang đưa ra mức giá ”hàng trái mùa” cho những lô hàng bán tại Australia.

Hầu hết các nhà nhập khẩu Australia thường chậm thay đổi nhà cung cấp mới. Họ thường tạo mối quan hệ gần gũi với những nhà cung cấp quen thuộc để đảm bảo việc kinh doanh được liên tục và rất ít khi thay đổi nhà cung cấp một cách đột ngột.

Khi làm ăn kinh doanh với một khách hàng mới, nhà nhập khẩu Australia thường đặt hai hoặc ba đơn hàng thử nghiệm để đảm bảo nhà cung cấp đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng. Khi đạt yêu cầu, những đơn hàng sau sẽ được đặt thông qua email hoặc fax và số lượng đặt hàng có thể tăng lên.

Nhà nhập khẩu Australia sẽ không chấp nhận việc nhà cung cấp của họ phá vỡ cam kết không bán hàng cho các nhà nhập khẩu khác. Việc lén qua mặt các nhà nhập khẩu Australia sẽ là một sai lầm nghiêm trọng khi kinh doanh trên thị trương nhỏ bé này do họ sẽ sớm phát hiện được điềugì đang xảy ra.

Một điểm quan trọng khác là nhà nhập khẩu Australia không thích mặc cả. Họ sẵn sàng thương thảo một mức giá hợp lý nhưng không mặc cả để có mức giá giảm từ 20% trở lên. Nếu nhà cung cấp nước ngoài đưa ra mức giá không thực tế, nhà nhập khẩu Australia thường sẽ không xem xét đến dơn chào hàng. Vì vậy, khi báo giá cho nhà nhập khẩu Australia, điều quan trọng nhất là đưa ra mức giá ”hợp lý nhất”. Mức giá này thường phải thấp hơn mức giá chào cho người mua tại Mỹ và Châu Âu với tỷ lệ mặc cả không quá 3% đến 5%.

Điều lưu ý cuối cùng về nhà nhập khẩu Australia là quan điểm của họ với nhà cung cấp mới. Như đã nói ở trên, đa số các nhà nhập khẩu không muốn ngừng làm ăn kinh doanh với các nhà cung cấp hiện tại vì lo ngại những khó khăn mà họ phải đối mặt khi tìm cách xây dựng mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp mới. Mặt khác, điều đầu tiên hẫp dẫn các nhà nhập khẩu Australia là mức giá canh tranh. Họ sẽ do dự khi làm ăn với nhà cung cấp không chứng tỏ được sự tự tin trong việc cung cấp hàng có chất lượng ổn định, giao hàng đúng hạn và giữ liên hệ thường xuyên.

[Để xem các tin bài khác về chủ đề “Thị trường Australia”, vui lòng nhấn vào đây]

Cám ơn bạn vì đã mua hàng. Thanh toán của bạn thành công. Bản báo cáo sẽ được gửi sau 2 - 4 giờ. Đại diện bán hàng của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian ngắn với các thông tin chi tiết.

Hãy chắc chắn kiểm tra thư mục spam của bạn.

Cám ơn vì đã mua hàng. Thanh toán của bạn thành công. Bản báo cáo sẽ được gửi trong 24 - 72 giờ. Đại diện bán hàng của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian ngắn với các thông tin chi tiết.

Hãy chắc chắn kiểm tra thư mục spam của bạn.

Cục Thống kê Indonesia báo cáo rằng vào năm 2021, Indonesia là nước xuất khẩu quần áo khiêm tốn lớn thứ 13 trên thế giới. Giá trị thị trường của nó là 4,68 tỷ USD. Tăng khoảng 12,49% so với năm 2020. Indonesia xuất khẩu quần áo trị giá khoảng 4,16 tỷ USD vào năm 2020. Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022, Indonesia xuất khẩu quần áo khiêm tốn trị giá 2,35 tỷ USD, tăng 4,42% so với cùng kỳ năm 2020. Ngành Thời trang dự kiến ​​sẽ tạo ra doanh thu ít nhất 9,30 tỷ USD vào năm 2022. Khối lượng thị trường đáng kể nhất, ước tính khoảng 312,20 tỷ USD vào năm 2022, là ở Trung Quốc, nơi tạo ra nhiều lợi nhuận nhất. Gần 105,60 USD là doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU).

Ngành dệt may đang chứng kiến ​​sự phục hồi khiêm tốn về nhu cầu đối với các sản phẩm của họ từ các quốc gia là điểm đến xuất khẩu chính do sự phục hồi kinh tế địa phương và toàn cầu. Theo Bộ Công nghiệp (MOI), xuất khẩu hàng dệt may và sản phẩm dệt may tăng 19% lên 10,52 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2021. Ngoài ra, giá trị đầu tư vào ngành này tăng 12% lên 5,06 nghìn tỷ IDR, hay USD 353,7 triệu đồng.

Theo MOI, ngành dệt may và các sản phẩm liên quan đến dệt may có tỷ lệ sử dụng trung bình là 60% vào năm 2021. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng của các ngành trung gian và thượng nguồn được dự đoán sẽ tăng lên 75% vào cuối năm 2022, trong khi ngành may mặc tỷ lệ sử dụng của ngành dự kiến ​​sẽ đạt 85%. Do đó, MOI dự đoán ngành dệt may sẽ tăng trưởng 5% vào năm 2022.

Bất chấp những cơ hội này, chi phí sản xuất, đặc biệt là lao động, năng lượng và nguyên liệu thô, vẫn là một vấn đề đối với ngành dệt may của Indonesia. Vì cotton vẫn đắt hơn đáng kể so với chất liệu tổng hợp nên quần áo dành cho người tiêu dùng trung lưu và thượng lưu thường được làm từ sợi bông. Ngược lại, quần áo dành cho người tiêu dùng trung lưu và tầng lớp thấp thường được làm từ hỗn hợp sợi rayon, polyester và sợi. Hơn nữa, trên thực tế, tất cả polyester và tơ nhân tạo được ngành dệt may sử dụng đều được sản xuất trong nước, khiến chúng dễ dàng thu được hơn bông. Ngược lại, 99% lượng bông mà ngành sử dụng đều được nhập khẩu. Tuy nhiên, khi tác động của các hạn chế về đại dịch giảm dần và nền kinh tế được cải thiện, nhu cầu về quần áo cotton sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng quay trở lại văn phòng, trường học và các môi trường công cộng khác.

Cám ơn bạn vì đã mua hàng. Thanh toán của bạn thành công. Bản báo cáo sẽ được gửi sau 2 - 4 giờ. Đại diện bán hàng của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian ngắn với các thông tin chi tiết.

Hãy chắc chắn kiểm tra thư mục spam của bạn.

Cám ơn vì đã mua hàng. Thanh toán của bạn thành công. Bản báo cáo sẽ được gửi trong 24 - 72 giờ. Đại diện bán hàng của chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian ngắn với các thông tin chi tiết.

Hãy chắc chắn kiểm tra thư mục spam của bạn.

(Tapchitaichinh.vn) Theo Bộ Công Thương, trong 8 năm qua (2011 - 2018), thị trường xuất khẩu đã được mở rộng cả về quy mô thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu đã góp phần rất quan trọng vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Cụ thể, về quy mô thị trường xuất khẩu, giai đoạn 2011 - 2018 là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc về kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu; trong đó tăng trưởng xuất khẩu đã vượt mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Kim ngạch xuất khẩu trong 8 năm qua đã tăng gấp 2,51 lần, từ 96,91 tỷ USD năm 2011 lên 243,48 tỷ USD vào năm 2018. Việt Nam đã nhanh chóng cải thiện vị thế để chiếm thứ hạng cao trên bản đồ xuất - nhập khẩu thế giới. Nếu như năm 2007, Việt Nam đứng thứ hạng 50 thì đến 2017, đã vươn lên vị trí thứ 27 về xuất khẩu.

Xét về quy mô thị trường xuất khẩu, nếu năm 2011 chỉ có 24 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó có 3 thị trường trên 10 tỷ USD) thì đến năm 2018, có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD (trong đó, 4 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 7 thị trường trên 5 tỷ USD).

Trong giai đoạn 2011 - 2018, hàng hóa Việt Nam đã tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Tính đến nay, hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Giai đoạn 2011 - 2018, khu vực thị trường châu Á luôn duy trì tỷ trọng khoảng từ 51% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ và khu vực thị trường châu Âu duy trì trong khoảng 20 - 23%. Tỷ trọng khu vực châu Phi và châu Đại Dương thấp hơn so với 3 khu vực còn lại, tổng cộng hai khu vực này đạt khoảng 4%.

Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam là Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có tăng trưởng cao trong giai đoạn 2011 - 2018. Trong đó, Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất.

Đáng chú ý, ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) đều ghi nhận tăng trưởng vượt trội, thị phần xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm được khẳng định. Tăng trưởng xuất khẩu trên nhiều thị trường đạt mức hai con số như xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 41,2 tỷ USD, tăng 16,6% so với năm 2017, xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 24,74 tỷ USD, tăng 13,9%, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 18,85 tỷ USD, tăng 11,8%, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 18,2 tỷ USD, tăng 22,8%.

Nhiều mặt hàng xuất khẩu tận dụng tốt cơ hội từ cắt giảm thuế quan tại các thị trường có FTA để tăng trưởng. Sau khi Hiiều mặt hàng xuất khẩu tận dụng tốt cơ hội từ cắt giảm thuế quan tại cá)có hiệu lực, với mức thuế suất thuế nhập khẩu về 0%, xuất khẩu điều sang Úc tăng trưởng bình quân đạt 12,9%/năm, thủy sản đạt 6,9%/năm; hồ tiêu xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng đạt 12,8%/năm, cà phê đạt 8,0%/năm sau khi Hiệp định VJFTA có hiệu lực; hay hồ tiêu xuất khẩu sang Ấn Độ tăng trưởng đạt 14,3%/năm, thủy sản đạt 12,3% năm sau khi Hiệp định AIFTA có hiệu lực; sau khi Hiệp định Việt Nam - EAEU có hiệu lực, hạt điều xuất khẩu sang Liên bang Nga tăng 59,6%, rau quả tăng 19,9%, dệt may tăng 53,5%...

Cùng với các thuận lợi, hoạt động xuất khẩu còn gặp tương đối nhiều khó khăn. Cụ thể, với nông sản, Việt Nam đã làm tốt công tác đàm phán để nước nhập khẩu cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (thông qua các Hiệp định FTA). Tuy nhiên, việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật còn hạn chế.

Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được nước ngoài giảm thuế về 0% nhưng nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép nhập khẩu vào một số thị trường (như sữa, thịt lợn, một số loại rau quả). Những hạn chế, yếu kém nội tại về sản xuất nhỏ, phân tán, mặc dù đã được khắc phục nhiều, nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tiêu chuẩn cao từ thị trường quốc tế, do đó, chưa đáp ứng được hoàn toàn những nhu cầu của thị trường.

Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu chưa phát huy tối đa hiệu quả. Hàng hóa Việt Nam mới đang bước đầu vào được trực tiếp thị trường phân phối ở các nước nhập khẩu. Hoạt động xúc tiến thương mại nói chung chưa được đồng đều và đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiếp thị và thâm nhập thị trường.

Việc tiếp cận thị trường để tìm kiếm khách hàng mới và giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm… còn hạn chế. Kinh phí dành cho xúc tiến thương mại còn thấp so với nhiệm vụ duy trì, phát triển thị trường và nhu cầu doanh nghiệp; tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu thấp hơn mức trung bình của nhiều nước trong khu vực.

Rào cản về ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề về thủ tục xuất nhập cảnh, nhiều địa bàn không có đường bay thẳng… cũng tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa và vận chuyển nên đã hạn chế xuất khẩu của Việt Nam vào Nga, Đông Âu, châu Phi, Mỹ La-tinh, Tây Á.

Khó khăn về xu hướng bảo hộ, quy định tiêu chuẩn cao tại các thị trường nhập khẩu và khó khăn do sức ép cạnh tranh cũng gây ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu hàng Việt… Cần có các giải pháp đồng bộ để khắc phục những khó khăn kể trên, tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt đến rộng hơn các thị trường thế giới.