Thành Lập Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Thành Lập Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Theo Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15.11.2024 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành "Đại học Kinh tế Quốc dân".

Theo Quyết định số 1386/QĐ-TTg ngày 15.11.2024 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành "Đại học Kinh tế Quốc dân".

Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành đại học thứ 9 của Việt Nam

* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25/01/1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Trải qua nhiều tên gọi khác nhau, tới ngày 22/10/1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Với quyết định chuyển này, Đại học Kinh tế Quốc dân trở thành đại học thứ 9 của Việt Nam. Trước đó, Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã thông qua Nghị quyết thành lập 3 trường gồm: Trường Kinh tế và Quản lý công, Trường Kinh doanh và Trường Công nghệ. Đây là bước đầu tiên để Nhà trường tái cấu trúc và dự kiến trở thành Đại học Kinh tế Quốc dân, phấn đấu trở thành một đại học thông minh, đại học số, đem đến cho người học môi trường học tập và trải nghiệm tốt.

Đại học Kinh tế Quốc dân hiện có khoảng 28.000 sinh viên chính quy, gần 1.100 cán bộ, giảng viên, cùng 87 chương trình đào tạo trình độ đại học, trong đó 25 chương trình đào tạo giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh. Trong chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030, trường đặt mục tiêu thuộc nhóm 5 đại học hàng đầu Việt Nam.

Theo Luật Giáo dục đại học năm 2018, trường đại học và đại học là hai khái niệm khác nhau. Trường đại học, học viện là cơ sở đào tạo và nghiên cứu nhiều ngành. Còn đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, gồm các trường đại học, khoa thành viên.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức trở thành đại học thứ 9 của Việt Nam

Để chuyển từ trường đại học thành đại học, Nghị định 99 năm 2019 của Chính phủ quy định các trường cần đảm bảo ba điều kiện: được tổ chức kiểm định hợp pháp đánh giá đạt chuẩn chất lượng; có ít nhất ba trường và 10 ngành đào tạo tiến sĩ, quy mô sinh viên chính quy trên 15.000; được cơ quan quản lý trực tiếp, các nhà đầu tư chấp thuận.