Tiềm Lực Quân Sự Singapore

Tiềm Lực Quân Sự Singapore

Theo Khoản 1, 2 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 thì khái niệm quốc phòng, tiềm lực quốc phòng được quy định cụ thể như sau:

Theo Khoản 1, 2 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 thì khái niệm quốc phòng, tiềm lực quốc phòng được quy định cụ thể như sau:

Xây dựng tiềm lực quốc phòng:

Tiềm lực quốc phòng bao gồm: tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học và công nghệ và tiềm lực quân sự. Việc xây dựng tiềm lực quốc phòng chính là xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học và công nghệ và tiềm lực quân sự. Cụ thể:

– Xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần:

Xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần được hiểu chính là thành tố cơ bản của tiềm lực quốc phòng, chứa đựng trong tố chất con người, trong truyền thống lịch sử – văn hoá dân tộc và trong hệ thống chính trị. Đây là khả năng tiềm tàng về chính trị tinh thần có thể huy động nhằm tạo ra sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Tiềm lực này biểu hiện ở nhận thức, ý chí, niềm tin, tâm lý, tình cảm của nhân dân và lực lượng vũ trang trước nhiệm vụ quốc phòng của đất nước.

Xây dựng tiềm lực kinh tế được hiểu là khả năng tiềm tàng về kinh tế (bao gồm cả kinh tế quân sự) có thể huy động để phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác, thể hiện ở khối lượng, năng xuất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất xã hội, ở nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, nguồn dự trữ tài nguyên, chất lượng, trình độ lực lượng lao động…

Trong lĩnh vực quốc phòng, tiềm lực kinh tế được biểu hiện ở các mặt chủ yếu như khối lượng nhân lực, vật lực, tài lực của nền kinh tế có thể động viên cho việc xử lý các tình huống trong cả thời bình và thời chiến. Tiềm lực kinh tế còn thể hiện ở tính cơ động và sức sống của nền kinh tế, khả năng bảo đảm an ninh kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thử thách ác liệt của chiến tranh.

Xây dựng tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân của đất nước sẽ được thực hiện thông qua kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với tăng cường quốc phòng – an ninh bảo vệ Tổ quốc; phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) theo quy hoạch, kế hoạch đã xác định; xây dựng các khu kinh tế – quốc phòng, quốc phòng – kinh tế tại các hướng chiến lược trọng điểm.

Xây dựng tiềm lực kinh tế để phục vụ quốc phòng là đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng. Nền công nghiệp quốc phòng phải thực sự là bộ phận công nghiệp quốc gia do Bộ Quốc phòng quản lý.

– Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ:

Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ được hiểu là khả năng tiềm tàng về khoa học và công nghệ (cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, khoa học kỹ thuật và công nghệ…) có thể huy động nhằm mục đích để có thểgiải quyết những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của xã hội và xử lý các tình huống quốc phòng bảo vệ Tổ quốc. Tiềm lực khoa học và công nghệ là thành tố có vai trò ngày càng quan trọng trong tiềm lực quốc phòng.

Tiềm lực đó được biểu hiện ở trình độ và khả năng phát triển khoa học; số lượng và chất lượng các nhà khoa học; cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực quốc phòng. Tiềm lực khoa học và công nghệ tác động trực tiếp đến sự phát triển của khoa học và công nghệ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, cơ cấu tổ chức lực lượng vũ trang, công tác chỉ huy và quản lý bộ đội…

Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ của nền quốc phòng toàn dân gắn bó chặt chẽ với sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước. Nhà nước Việt Nam coi đầu tư phát triển khoa học – công nghệ là nền tảng và động lực phát triển kinh tế – xã hội. Đây là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm nền tảng vững chắc cho tiềm lực khoa học và công nghệ của nền quốc phòng toàn dân…

Trong những năm qua, khoa học – kỹ thuật và nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng được quan tâm phát triển, tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật và chiến thuật để đối phó có hiệu quả với chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao.

Xây dựng tiềm lực quân sự được hiểu là khả năng về vật chất và tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong cả thời bình và thời chiến. Tiềm lực quân sự cũng chính là nòng cốt của tiềm lực quốc phòng, được xây dựng trên nền tảng của tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế và tiềm lực khoa học và công nghệ. Tiềm lực quân sự không chỉ thể hiện ở khả năng duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển sức mạnh chiến đấu, trình độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang mà còn biểu hiện ở nguồn dự trữ về sức người, sức của phục vụ cho nhiệm vụ quân sự.

Nhà nước Việt Nam xây dựng tiềm lực quân sự theo kế hoạch chiến lược thống nhất, phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Năng lực chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang thể hiện ở tổ chức, biên chế, trang bị, cơ sở bảo đảm hậu cần, nghệ thuật quân sự và khoa học – kỹ thuật thường xuyên được quan tâm duy trì, hoàn thiện và không ngừng phát triển, đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Tiềm lực quân sự bao gồm cả hai yếu tố cơ bản là con người và vũ khí, trang bị trong đó ta nhận thấy yếu tố con người là yếu tố quyết định. Việt Nam có tiềm lực quân sự mạnh một phần nhờ nguồn nhân lực trẻ dồi dào. Nhà nước Việt Nam quan tâm xây dựng đội ngũ sĩ quan đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các thanh niên sau khi phục vụ quân đội sẽ là lực lượng dự bị hùng hậu, sẵn sàng động viên bổ sung cho lực lượng thường trực khi cần.

Tiềm lực quân sự còn thể hiện ở khả năng động viên công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kỹ thuật, giao thông vận tải và các ngành dịch vụ công cộng khác để đáp ứng yêu cầu quốc phòng. Xây dựng tiềm lực quân sự được gắn chặt với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Các thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá tư tưởng… là cơ sở để từ đó sẽ có thể xây dựng lực lượng vũ trang, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội và nhân văn quân sự.

Nhà nước Việt Nam chủ trương gắn việc xây dựng tiềm lực quân sự với việc xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học và công nghệ.

Từ những ngày đầu thành lập với nguồn nhân lực mỏng và điều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn cho đến ngày nay, trải qua những giai đoạn phát triển quan trọng, đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật của đơn vị ở thời kỳ nào cũng luôn chủ động, sáng tạo, không ngừng vươn lên trong công tác nghiên cứu khoa học (NCKH), làm chủ trang bị công nghệ mới, bảo đảm tốt kỹ thuật cho hệ thống TTLL thông suốt, vững chắc trong mọi tình huống, để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà quân đội, binh chủng giao. Đó là bảo đảm kỹ thuật thông tin cấp chiến lư­ợc, đồng thời là cơ sở nghiên cứu đầu ngành về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin (CNTT) quân sự, góp phần quan trọng vào thực hiện “Chiến lược phát triển hệ thống TTLL quân sự giai đoạn 2011-2020” và “Chiến lược phát triển hệ thống TTLL quân sự giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”, xây dựng Binh chủng TTLL tiến thẳng lên hiện đại.

Ý thức sâu sắc nhiệm vụ và vai trò tiên phong của mình trong tiến trình hiện đại hóa hệ thống TTLL quân sự, trung tâm đã tham mưu cho Đảng ủy, Bộ tư lệnh về xu hướng CNTT, quy hoạch hệ thống TTLL. Đồng thời thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm kỹ thuật thông tin cấp chiến lược và hỗ trợ các đơn vị trong bảo đảm TTLL tại chỗ; không ngừng đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh hoạt động và nâng cao chất lượng nghiên NCKH; biên soạn tài liệu huấn luyện chuyên môn kỹ thuật cho các đơn vị thông tin toàn quân. Không chỉ đi đầu trong nghiên cứu, nắm bắt công nghệ, trung tâm còn có nhiệm vụ là "bệnh viện tuyến cuối" của trang bị thông tin công nghệ cao. Chỉ tính riêng trong 3 năm trở lại đây, trung tâm đã chỉ đạo và trực tiếp khắc phục hơn 3.000 sự cố thông tin các loại; tiếp nhận, sửa chữa 4.639 lượt trang bị kỹ thuật, 6.312 lượt vật tư kỹ thuật, nghiệm thu bàn giao 5.870 sản phẩm, sản xuất hàng nghìn vật tư kỹ thuật, cấp đổi kịp thời cho các đơn vị bảo đảm kỹ thuật cho hệ thống TTLL quân sự. Trên cơ sở đó góp phần giải quyết những vấn đề kỹ thuật mới, phức tạp nảy sinh từ thực tiễn bảo đảm TTLL toàn quân.

Vừa bảo đảm tốt kỹ thuật cho các trang bị khí tài công nghệ cao, trung tâm còn trực tiếp hỗ trợ, bảo đảm kỹ thuật cho TTLL sẵn sàng chiến đấu phục vụ các sự kiện chính trị lớn của Đảng, Nhà nước, quân đội, các cuộc diễn tập và hoạt động hội nhập quốc tế. Trong 5 năm qua, đã có gần 50 đề tài, công trình nghiên cứu được thực hiện; nhiều nhiệm vụ được nghiệm thu đánh giá tốt, có 1 đề tài cấp Nhà nước được triển khai, 1 đề tài cấp Bộ Quốc phòng nghiệm thu đạt xuất sắc. Đội ngũ cán bộ trẻ của đơn vị tham gia Giải thưởng "Tuổi trẻ sáng tạo" trong quân đội hằng năm đều đoạt giải cao cấp toàn quân với 25 giải nhất, nhì, ba; 2 đề tài đoạt giải nhì, khuyến khích tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc (VIFOTEC). Trung tâm còn đạt được kết quả đột phá trong công tác xây dựng hồ sơ pháp lý cho các sản phẩm nghiên cứu, đủ điều kiện sản xuất trang bị loạt “0” để đưa vào trang bị; được Bộ Quốc phòng phê duyệt tính năng kỹ thuật, chiến thuật, tài liệu thiết kế dấu A cho 6 sản phẩm; tài liệu thiết kế dấu B cho 1 sản phẩm, cấp giấy chứng nhận thiết kế sản phẩm quốc phòng cho 4 sản phẩm; sản xuất trang bị loạt “0” cho 9 loại sản phẩm...

Chính từ những kết quả đáng ghi nhận trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Binh chủng Thông tin lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tiếp tục lựa chọn Trung tâm Kỹ thuật thông tin Công nghệ cao là một trong hai đơn vị nòng cốt được binh chủng đầu tư chiều sâu công nghệ trong hành trình tiến thẳng lên hiện đại.

Hiện thực hóa chủ trương đó, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy, Ban giám đốc trung tâm đã đề ra nhiều chủ trương, giải pháp cụ thể. Trong đó, xác định rõ con người là nhân tố quyết định đến khả năng hoàn thành nhiệm vụ của trung tâm, như lời Bác Hồ từng dạy “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trung tâm thường xuyên coi trọng rèn luyện đội ngũ cán bộ có bản lĩnh và kỹ năng công tác, nhất là kỹ năng hoạt động độc lập và hoạt động nhóm. Phát huy sở trường và thế mạnh của từng cán bộ thông qua phân công công tác; tin tưởng giao nhiệm vụ cho cán bộ, nhất là cán bộ, kỹ sư trẻ những việc khó, nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Ngoài làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn đào tạo, trung tâm đã chủ động “đi tắt đón đầu” tổ chức các lớp tập huấn để tiếp cận các công nghệ nền tảng, công nghệ mới; cử cán bộ đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, đào tạo cao học tại các học viện, nhà trường trong nước... 5 năm qua, trung tâm đã xét đề nghị đi đào tạo, bồi dưỡng cho 52 lượt cán bộ, trong đó có 5 đồng chí nghiên cứu sinh; 21 đồng chí được đào tạo cao học.

Bên cạnh đó, trung tâm luôn chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ. Các phòng chuyên môn tích cực nghiên cứu, biên soạn tài liệu huấn luyện nội bộ, tích cực tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi nhóm để bổ sung kiến thức, chia sẻ thông tin. Một ví dụ điển hình là hiệu quả hoạt động từ nhiều năm nay của mô hình “Câu lạc bộ Tri thức thông tin trẻ” (CLB 5T). Đây là diễn đàn trao đổi về khoa học, công nghệ, phát huy kỹ năng làm việc nhóm, bồi dưỡng khả năng tự nghiên cứu, tự học tập cho đội ngũ cán bộ, kỹ sư trẻ. Một con số đáng tự hào là hiện nay, tại đơn vị, đội ngũ cán bộ 100% có trình độ đại học, trong đó thạc sĩ 53,8% và tiến sĩ là 5%. Nhiều cán bộ đang tiệm cận thành chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực viễn thông quân sự. Đây là lực lượng nòng cốt để đưa công tác nghiên cứu của trung tâm phát triển, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài.