Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng 8

Văn Học Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng 8

Vai trò của ngành dệt may đối với kinh tế Việt Nam

Vai trò của ngành dệt may đối với kinh tế Việt Nam

Các tiện ích của sân cầu lông 291

Sở hữu quy mô không quá lớn, song sân cầu lông 291 ghi điểm với lông thủ nhờ mang đến nhiều tiện ích, nâng cao trải nghiệm cho người chơi cầu. Trong đó, nổi bật có thể kể đến như:

Hiện nay, chi phí thuê sân cầu lông 291 đang có mức giá dao động từ 50.000 – 90.000 vnđ/h/sân. Mức giá này sẽ có sự chênh lệch cao thấp tùy thuộc vào khung giờ sử dụng dịch vụ. Vào những giờ cao điểm, lễ Tết sẽ có mức giá cao hơn đôi chút so với ngày thường. Chính vì vậy, trước khi thuê sân bạn nên đến trực tiếp để khảo sát và thống nhất mức giá dịch vụ. Điều này, giúp cho việc tập luyện được diễn ra thuận lợi, tránh xảy ra những mâu thuẫn không đáng có.

THÔNG TIN LIÊN HỆ – HỆ THỐNG CỬA HÀNG

Mít tinh tổng khởi nghĩa tại Quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội (Ảnh tư liệu).

Họ cho rằng “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là sai lầm lịch sử”, rằng thắng lợi mà Việt Nam giành được “đó là sự ăn may vì Nhật thua trong Chiến tranh thế giới thứ hai chứ Đảng Cộng sản Việt Nam chẳng có tài cán gì”, rằng “do khoảng trống quyền lực nên Việt Nam dễ giành được kết quả nhanh chóng”, rằng Cách mạng Tháng Tám “là nguyên nhân dẫn đến 2 cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam”, hoặc “nếu không có Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã giàu mạnh từ lâu và không mất dân chủ như bây giờ”...

Thực tiễn lịch sử của đất nước ta gần 1 thế kỷ qua là những luận cứ hiển nhiên không thể phủ nhận thành quả lớn lao và giá trị bất biến của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Thứ nhất, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là sai lầm lịch sử, nó bùng nổ và giành thắng lợi do Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng suốt lựa chọn con đường giải phóng dân tộc một cách đúng đắn. Ngay trong những năm 20 của thế kỷ XX, trong hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Sau 15 “diễn tập” qua các cao trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945, khi tình thế và thời cơ cách mạng chín muồi, Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã phát động Tổng khởi nghĩa đứng lên giành chính quyền trên toàn quốc đúng thời cơ, vào thời điểm thuận lợi nhất nên đã giành thắng lợi.

Thứ hai, nếu không có Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì chúng ta không thể có cơ đồ, vị thế như hiện nay. Trước 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến, nghèo nàn, lạc hậu, chưa có tên trên bản đồ thế giới. Nạn đói năm 1945 do phát-xít Nhật gây ra đã cướp đi sinh mạng hơn 2 triệu người. Ngay sau khi vừa giành độc lập, ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó cứu đói là nhiệm vụ hàng đầu và phong trào “Diệt giặc đói” được triển khai ngay. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”, “Không một tấc đất bỏ hoang”, “Tấc đất tấc vàng”... trở thành hành động thực tế của toàn Đảng, toàn dân. "Giặc đói" đã được đẩy lùi, tài chính bắt đầu được gây dựng lại. Chiến thắng “giặc đói” là một trong những thành tựu lớn đầu tiên của nhà nước cách mạng, thể hiện tính ưu việt của chế độ mới. Nhân dân càng thêm tin yêu và bảo vệ chính quyền cách mạng.

Song song với diệt “giặc đói”, Chính phủ còn vận động nhân dân xây dựng nền văn hóa mới, nếp sống mới, xóa bỏ văn hóa nô dịch của chủ nghĩa thực dân, phong kiến, phát triển phong trào “Bình dân học vụ” để từng bước xóa nạn mù chữ, tiếng Việt được chính thức dùng trong hệ thống trường học. Nếu không có Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chăm lo của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “giặc đói”, “giặc dốt” không thể bị đẩy lùi chỉ trong một thời gian ngắn như vậy. Ngày nay, nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986-2021), 30 năm thực hiện “Cương lĩnh đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (1991-2021), đất nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất lẫn tinh thần. “Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Đây là một sự thật lịch sử không thể phủ nhận, là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin có cơ sở để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta từng bước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước. Những thành tựu đó là những minh chứng hùng hồn bác bỏ sự vu cáo, bịa đặt hòng chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, cố tình phủ nhận những thành quả cách mạng mà chúng ta đã đạt được.

Thứ ba, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã xóa bỏ sự thống trị của thực dân Pháp, phát-xít Nhật và phong kiến tay sai, dựng nên nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên trong lịch sử dân tộc, một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Mục tiêu của Cách mạng Tháng Tám là đánh đổ đế quốc Pháp, phát-xít Nhật và phong kiến tay sai, giành độc lập cho dân tộc. Đó không chỉ là sự chuyển giao từ chế độ “quân chủ phong kiến” sang chế độ “dân chủ cộng hòa”, mà là từ chế độ cai trị tàn bạo của thực dân, phong kiến sang chế độ nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước dân chủ nhân dân. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân”. Đồng thời, đối với cuộc cuộc xây dựng chế độ xã hội mới khác hẳn về chất so với chế độ xã hội cũ (phong kiến, thực dân). “Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng dân chủ cộng hòa và thống nhất độc lập”.

Thứ tư, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là nguyên nhân dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời thì ngày 23-9-1945, được thực dân Anh giúp sức, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” bởi thù trong giặc ngoài, giặc đói, giặc dốt, sự khô kiệt về tài chính, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều giải pháp về đối nội lẫn đối ngoại, thực hiện chính sách để giữ gìn hòa bình, tránh “cuộc chiến tranh đổ máu vô nghĩa”.

Với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp đã bùng nổ ngày 19-12-1946. Vì bảo vệ chính quyền và nền độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả cơ bản của Cách mạng tTháng Tám, nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm gian khổ, ác liệt làm nên Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” ngày 7-5-1954, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21-7-1954, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các nước trên bán đảo Đông Dương.

Song, với bản chất hiếu chiến, phản động, thực dân Pháp đã cấu kết và “bật đèn xanh” cho đế quốc Mỹ nhảy vào xâm lược miền Nam Việt Nam và Đông Dương, buộc nhân dân ta phải tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai suốt 21 năm (1954-1975). Với đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, độc lập tự chủ và tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường, bất khuất, bất chất mọi gian khổ, hy sinh với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, Đảng đã lãnh đạo quân và dân ta đã lần lượt đánh bại các hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới tàn bạo của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, giành nhiều thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc 30 năm chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất non sông.

Như vậy, nguyên nhân sâu xa và cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), chống đế quốc Mỹ và tay sai (1954-1975) chính là do bản chất hiếu chiến xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và bè lũ tay sai, chứ không phải một lý do nào khác, càng không phải do Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tròn 76 năm qua, thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám dẫn tới sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà thành quả và giá trị của sự kiện đó luôn lớn lao và bất biến bởi nó đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Đó là bước nhảy vọt vĩ đại nhất, một đóng góp có ý nghĩa lịch sử cực kỳ to lớn.

Ngày 19-8-1945 được ghi vào lịch sử như một ngày mở đầu kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đối với lịch sử dân tộc ta, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 không phải là sự kết thúc mà chính là sự mở đầu cho những giai đoạn phát triển thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.

Trần Trung HiếuGiáo viên Lịch sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An

105 năm trước, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo nên bước ngoặt vĩ đại, làm thay đổi trật tự thế giới. Sự kiện đó ảnh hưởng rộng lớn đến phong trào cộng sản, phong trào công nhân quốc tế, cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, đặc biệt là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Lãnh tụ Đảng Bolshevich V.I.Lênin tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết tại Đại hội Xô Viết toàn Nga ngày 7-11-1917 tại điện Smolnya, ngay sau khi chiếm Cung điện mùa Đông

Cách mạng Tháng Mười Nga đã hiện thực hóa lý tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin về một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 đã mở ra thời đại mới trong lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử phát triển tư tưởng nói riêng, đánh dấu mốc son thắng lợi về lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, khẳng định tính đúng đắn, khoa học, cách mạng của học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội. Cũng từ đây, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội không còn dừng ở góc độ lý luận, đã “trở thành hiện thực trong xã hội, có sức mạnh vô cùng to lớn, lôi cuốn hàng nghìn triệu người vào hành động cách mạng, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” [1].

Cách mạng Tháng Mười giải phóng triệt để những người vô sản và nông dân nghèo khổ khỏi sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản, của chế độ phong kiến, họ thành những người chủ thực sự của chế độ xã hội mới. Cách mạng Tháng Mười thắng lợi còn làm xuất hiện những khả năng mới về sự phát triển không ngừng của cách mạng ở các nước thuộc địa, các dân tộc chậm phát triển tự quyết định con đường phát triển đất nước gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên thành công trên một đất nước rộng lớn với diện tích gần một phần sáu địa cầu, có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng. Ở đó, nhân dân Xô Viết đã thiết lập Nhà nước công - nông đầu tiên trên thế giới và đã tiến tới thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, thành trì vững chắc cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Cách mạng tháng Mười Nga có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện thế giới, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm thế giới, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ la tinh. Thực tiễn không chỉ thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu tranh mà còn chỉ ra con đường đúng đắn đi tới thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một xu hướng mới đã xuất hiện trong phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước - xu hướng đi theo ngọn cờ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin với nhận thức mới: phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới và cách mạng giải phóng dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa tư bản đế quốc. Nhờ đó, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước đã phát triển mạnh mẽ và giành được những thắng lợi quan trọng.

Vì vậy, khi nói về xu thế phát triển tất yếu của thời đại, Lênin đã khẳng định: “Tất cả các dân tộc đều sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều không tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc đều tiến tới chủ nghĩa xã hội không phải một cách hoàn toàn giống nhau; mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ,…” [2].

Cách mạng Tháng Mười Nga là cơ sở, điều kiện quyết định tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào cách mạng Việt Nam, chỉ dẫn phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trước khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, ở Việt Nam có rất nhiều phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi theo nhiều con đường khác nhau nhưng đều thất bại, bế tắc. Trong hành trình cứu nước của mình 6 năm đầu (1911 – 1917), Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh), dù đã rút kinh nghiệm từ những nhà yêu nước đi trước, là hướng đi mới, đầy sáng tạo nhưng vẫn chưa tìm thấy con đường cứu nước phù hợp.

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi, Người đã nhận thấy Cách mạng Tháng Mười Nga là một biến cố to lớn và “có một sức lôi cuốn kỳ diệu”. Từ đó Người đã từng bước tìm hiểu kỹ thêm về cuộc cách mạng này và rút ra kết luận: Muốn cách mạng thành công thì phải đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, cuộc cách mạng lấy quần chúng nhân dân làm gốc và giải phóng triệt để quần chúng nhân dân khỏi ách áp bức dân tộc và giai cấp.

Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin; Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, Người tán thành Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” [3]

Ngay sau khi trở thành người cộng sản, lựa chon con đường cách mạng Tháng Mười Nga cho dân tộc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực học tập, nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị các điều kiện về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kết thúc chặng đường dài khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng.Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đi theo ánh sáng thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.

Ngay sau khi ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện cuộc cách mạng giải phóng toàn diện: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Đây cũng chính là tinh thần cách mạng không ngừng của Cách mạng Tháng Mười Nga. Những kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thời chiến được vận dụng một cách sáng tạo ở Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong “kháng chiến kiến quốc”, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thời kỳ 1954 – 1975.

Các mạng Tháng Mười Nga đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, đặc biệt là bài học về bảo vệ chính quyền cách mạng.

Thời kỳ 1930 - 1945, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là bài học về củng cố khối liên minh công - nông, tăng cường vận động và tập hợp sức mạnh của quần chúng; về xây dựng Đảng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; bài học về chuẩn bị lực lượng cách mạng, về nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng; về nghệ thuật tạo và chớp thời cơ cách mạng.

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn, hơn 90% dân số mù chữ, Nhà nước non trẻ chưa được quốc gia nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, thù trong giặc ngoài…Tổ quốc lâm nguy. Chính trong thời điểm cam go, thử thách đó, ánh sáng và những bài học sâu sắc về củng cố và giữ vững chính quyền Xô Viết của Cách mạng Tháng Mười Nga giai đoạn 1917 - 1920 đã soi chiếu, thức tỉnh, trở thành nguồn cổ vũ to lớn để Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ tịch lãnh đạo nhân dân ta tiếp tục vững bước trên con đường cách mạng giải phóng dân tộc.

Trải qua hơn một thế kỷ, mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực đã từng chịu những tổn thất nặng nề bởi sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu, nhưng giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn trường tồn, ảnh hưởng sâu rộng, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục khẳng định giá trị bền vững, sức sống mạnh mẽ, là xu thế phát triển của nhân loại.

Tiếp tục khẳng định con đường phát triển của đất nước để đi tới xã hội phồn vinh, hạnh phúc theo những giá trị thời đại được khởi nguồn từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội và coi đó là một vấn đề mang tính nguyên tắc, có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta, là nền tảng tư tưởng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động” [4].

ThS Phan Thị Mai Thanh Giảng viên Khoa lý luận cơ sở

1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, H2011, tr.303.

2. V.I.Lênin, Toàn tập, (1981), Nxb.Tiến bộ, Matxcơva, t.30, tr.160.

3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12,tr.30.

4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H2021, t.I, tr.33