A.Những vấn đề có tính chất nguyên tắc khi dạy học Tiếng
A.Những vấn đề có tính chất nguyên tắc khi dạy học Tiếng
Đội ngũ lãnh đạo của VAS và hội đồng chuyên môn luôn đảm bảo rằng học sinh và giáo viên sẽ luôn được giám sát và hỗ trợ để điều chỉnh và cải thiện phương pháp giáo dục.
Mặc dù phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực này mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ nhưng để áp dụng nó vào chương trình giảng dạy là một điều tương đối khó khăn. Nhiều cơ sở dạy học không đáp ứng được đủ tiêu chuẩn để các em học sinh có thể tiếp cận với phương thức giáo dục này. Vì vậy, nếu ngôi trường nào có đủ điều kiện và đang áp dụng phương pháp này vào chương trình giáo dục thì các bậc phụ huynh nên cân nhắc cho trẻ theo học để các em được phát huy tối đa tiềm năng cá nhân cũng như được phát triển một cách toàn diện. Dưới đây là bảng liệt kê những ưu điểm và khó khăn khi áp dụng phương pháp giảng dạy này.
Thay đổi cách tiếp cận và giảng dạy, tạo nhiều khó khăn cho các giáo viên đã quen với lối dạy học truyền thống
Tạo sự đồng đều và công bằng giữa các học sinh trong học tập
Chưa nhận được sự đánh giá và giám sát kỹ càng từ cấp trên
Thiết lập sự kết nối mạnh mẽ giữa giáo viên và học sinh, khuyến khích sự tương tác tích cực của trẻ trong học tập.
Giáo viên chưa hiểu rõ, chưa cập nhật về các phương pháp, mô hình dạy học hiện đại nên gặp nhiều khó khăn trong lúc triển khai và cách giảng dạy không hấp dẫn.
Các kỹ năng và kinh nghiệm của học sinh được trau dồi qua từng ngày. Vì thế vốn trải nghiệm cũng như giá trị bên trong trẻ ngày càng mạnh mẽ và phong phú.
Điều kiện cơ sở vật hạn chế, không thể tạo được môi trường giáo dục để các em có thể phát triển tối đa
Học sinh được tạo tối đa cơ hội để phát huy tiềm năng, năng khiếu, điểm nổi trội của bản thân ở mọi lĩnh vực
Còn vướng mắc bởi chương trình học cũ cũng như áp lực về thi cử, điểm số còn nhiều.
Thúc đẩy khả năng sáng tạo, nâng cao tư duy trí tuệ và tài năng của học sinh trong mọi mặt
Do lồng ghép cùng lúc khá nhiều giữa nội dung học và các hoạt động ngoại khóa nên đòi hỏi nhà trường phải có sự xắp xếp phân chia giờ học hợp lý.
Với vị thế là một trong những hệ thống trường quốc tế hàng đầu tại Việt Nam, Trường quốc tế Việt Úc (VAS) không ngừng cố gắng để trang bị cho các em học sinh những hành trang kiến thức vững chắc để bước đến tương lai với những cơ hội tốt nhất. VAS đã áp dụng và khắc phục được các thách thức của phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực bằng những cách độc đáo như sau:
Phương pháp học tập cá nhân hoá tập trung vào sự khác biệt về năng lực, trình độ và sở thích cá nhân của từng học sinh. Tính cá nhân hóa sẽ được thể hiện qua độ tiếp thu kiến thức và khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ. Vậy nên, các giáo viên cũng cần thiết kế giáo án dạy học dựa trên sự đa dạng này. Đồng thời, việc đánh giá, kiểm tra năng lực cũng cần cá nhân hoá để đảm bảo tính khách quan và phù hợp với từng học sinh. Theo đó, kết quả đánh giá năng lực chính xác cũng sẽ giúp các em nhận ra khả năng của mình, các em sẽ học tập một cách có trách nhiệm và tự chủ hơn.
Để học sinh cảm nhận ý nghĩa thiết thực của kiến thức và kỹ năng mà các em được học, việc kết hợp giữa kiến thức và thực tiễn là rất quan trọng. Khi áp dụng phương pháp này, học sinh được khai thác tối đa khả năng sáng tạo để làm phong phú vốn kinh nghiệm sống cá nhân của mình. Sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế sẽ gợi mở niềm say mê và hứng thú học tập cho học sinh, từ đó khuyến khích họ trở nên tự chủ và tìm hiểu sâu hơn.
Học sinh VAS được khám phá thế giới xung quanh và áp dụng những kiến thức được học
Đội ngũ giáo viên tại VAS được đào tạo bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế, các thầy cô chuyên trách dạy học các bộ môn đều phải trải qua quá trình huấn luyện bởi Cơ quan Đánh giá Giáo dục Quốc tế thuộc Đại học Cambridge (CAIE) và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ. Giáo viên tại VAS có khả năng thích nghi nhanh chóng với các phương pháp giáo dục mới trong mọi hoàn cảnh và giai đoạn, bao gồm cả phương pháp dạy học hiện đại và phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp của VAS luôn chủ động cập nhật và áp dụng những phương pháp dạy học mới
Có thể nói, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực sẽ bao quát hơn so với cách dạy truyền thống vì hình thức này tập trung chủ yếu vào sự phát triển toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ. Lấy ví dụ về bài học Địa lý lớp 7 về ô nhiễm môi trường, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực và phương pháp truyền thống có sự khác biệt rõ ràng trong việc đặt mục tiêu bài học. Ở phương pháp truyền thống, mục tiêu chính là để học sinh ghi nhớ khái niệm về ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, phương pháp phát triển năng lực đặt ra mục tiêu cho các em tham gia vào quá trình thảo luận nhóm và trình bày 3 phương án khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường.
So sánh giữa hai mục tiêu bài học này, ta thấy điểm chung là cả hai đều có sự tập trung vào học sinh và kết quả buổi học. Tuy nhiên, phương pháp phát triển năng lực có yếu tố quá trình phát triển, nơi mà trẻ được khuyến khích suy nghĩ từ nguyên nhân đến giải pháp và khái quát thành phương án thực tế. Điều này giúp hình thành năng lực giải quyết vấn đề, khắc phục vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, phương pháp truyền thống tập trung chủ yếu vào việc các em chỉ nhớ kiến thức nội dung, mà không thúc đẩy phát triển kỹ năng và năng lực giải quyết vấn đề. Điều này có thể khiến kiến thức thô đã được học của các em mất đi tính ứng dụng và dễ dàng bị lãng quên.
Phương pháp dạy theo phát triển năng lực tập trung vào sự lĩnh hội kiến thức toàn diện
Phương pháp phát triển năng lực
- Chung chung, không rõ ràng cụ thể.
- Kiến thức khô khan, chủ yếu chỉ lấy từ sách giáo khoa.
- Tập trung vào điểm số, thành tích, thi cử thay vì năng lực.
- Chi tiết, cụ thể, dễ quan sát và đánh giá.
- Kiến thức chủ yếu thông qua sự tự học, tìm tòi, khám phá của học sinh từ nhiều nguồn tài liệu và sách tham khảo đa dạng.
- Tập trung vào năng lực cá nhân thay vì thành tích.
- Gắn với khoa học chuyên ngành
- Nội dung được thiết kế theo kiến thức phổ thông cho mọi đối tượng. Thường là học theo một chiều thông qua sách giáo khoa.
- Học sinh có kiến thức nhưng khó áp dụng vào thực tế.
- Gắn với thực tế và các môn khoa học theo xu hướng hiện đại, toàn cầu hóa.
- Thiết kế nội dung dạy theo mô hình phân hóa trình độ và năng lực của mỗi học viên.
- Nội dung được giảng dạy theo hai chiều, có chiều sâu và trình tự từng dự án.
- Học sinh vừa nắm rõ kiến thức vừa có thể ứng dụng.
- Giáo viên là chủ buổi dạy học.
- Học sinh tiếp thu một cách thụ động, chủ yếu dựa vào giáo viên.
- Giáo viên dạy học bằng phương pháp dạy thuyết trình truyền thống.
- Học sinh làm trung tâm, tự chủ trong buổi học.
- Học sinh chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các dự án.
- Giáo viên tập trung vào các phương pháp, kỹ thuật giảng dạy, hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hành, trải nghiệm,...
- Thiên về lý thuyết với quy mô chung toàn lớp học.
- Thiên về thực hành với cách vận hành theo từng nhóm nhỏ hoặc dự án cá nhân.
- Dựa trên khả năng học thuộc bài.
- Đánh giá định kỳ qua các điểm số, tiêu chuẩn rập khuôn.
- Dựa trên khả năng thực hành và vận dụng.
- Quá trình đánh giá được tích hợp với dạy học.
- Đánh giá ở mọi thời điểm của các học sinh.
- Học sinh trở nên thụ động, ít có tư duy phản biện và khả năng sáng tạo.
- Học sinh chủ động, tự tin, có khả năng tư duy và sáng tạo.