Dừng Lại Tiếng Nhật

Dừng Lại Tiếng Nhật

Do không đảm bảo điều kiện sản xuất, phát hiện ca nhiễm mới, Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM đã yêu cầu Công ty TNHH Nidec Sankyo Việt Nam dừng hoạt động lần 2.

Do không đảm bảo điều kiện sản xuất, phát hiện ca nhiễm mới, Ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM đã yêu cầu Công ty TNHH Nidec Sankyo Việt Nam dừng hoạt động lần 2.

Thông tin thuật ngữ tiền đi lại tiếng Nhật

Dưới đây là khái niệm, định nghĩa và giải thích cách dùng từ tiền đi lại trong tiếng Nhật. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ tiền đi lại tiếng Nhật nghĩa là gì.

Tóm lại nội dung ý nghĩa của tiền đi lại trong tiếng Nhật

Đây là cách dùng tiền đi lại tiếng Nhật. Đây là một thuật ngữ Tiếng Nhật chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2024.

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ tiền đi lại trong tiếng Nhật là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Thuật ngữ liên quan tới tiền đi lại

20 năm đồng hành, 1300 sinh viên, 12 quốc gia, 55 tỉ đồng,..đó là những con số ấn tượng mà Panasonic đã làm được. Với triết lý “Making people before product” (Phát triển con người trước khi tạo ra sản phẩm), Panasonic muốn truyền tải rằng, những suất học bổng đó không đơn thuần chỉ là giá trị về mặt vật chất, Panasonic còn mang tới các hoạt động đào tạo phát triển nghề nghiệp. Cụ thể, sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận những công nghệ hàng đầu và môi trường làm việc tiên tiến của nhóm các công ty Panasonic tại Việt Nam.

Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp đã có buổi trò chuyện ngắn với sinh viên Tuân với mong muốn Tuân có thể chia sẻ những kinh nghiệm đáng quý của bản thân dành cho các bạn sinh viên khóa sau.

Lương Văn Tuân - Sinh viên Khoa Ô tô K15 trong buổi Trao học bổng Panasonic được diễn ra vào ngày 06/10/2023 tại Trường Đại học Phenikaa

“Mình như bao bạn sinh viên khác trong trường, được sinh ra tại một gia đình thuần nông, bố mẹ vất vả lo cho ăn học với niềm hy vọng sau này sẽ trở thành người có ích. Ngay từ những năm đầu của thời sinh viên, mình đã luôn xác định mục tiêu kiếm học bổng từ nhà trường qua các kì học để phần nào hỗ trợ học phí gia đình. Chính điều đó đã thôi thúc mình phải cố gắng học tập, rèn luyện không ngừng, không chỉ đạt đạt điểm tổng kết cao các môn học trên trường mình còn tham gia rất nhiều các kì thi khác.

Sang năm thứ 2 và thứ 3, mình được tiếp cận nhiều hơn với kiến thức chuyên ngành và tại đây mình tìm được niềm đam mê và yêu thích với thiết kế và phân tích xe. Do đó, mình đăng kí tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Phạm Minh Hiếu (Khoa Ô tô). Bằng sự đam mê, tinh thần ham học hỏi và cố gắng, mình đã nhận được liên tiếp các giải thưởng: Giải Nhất Nghiên cứu khoa học (năm 2022), Giải Nhì Nghiên cứu khoa học (năm 2023), chứng nhận sinh viên 5 tốt tiêu biểu (năm 2022), … Các giải thưởng đó đã là những cơ sở quan trọng giúp mình nhận được các học bổng vinh dự sau này - Học bổng Panasonic.

Lần đầu đến với học bổng Panasonic, mình không đủ tự tin ứng tuyển vì cả nước chỉ có 20 suất cho sinh viên. Nhưng với sự quan tâm của Nhà trường và thầy cô khoa Công nghệ kĩ thuật Ô tô, mình đã mạnh dạn tìm hiểu về học bổng. Bên cạnh sự hỗ trợ tài chính trị giá 30 triệu đồng/suất, mình đã thực sự ấn tượng khi chương trình còn tạo điều kiện cho các bạn sinh viên tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm, hoạt động team building kết nối sinh viên nhận học bổng, có cơ hội được tuyển dụng vào các vị trí thực tập hoặc chính thức trong nhóm các công ty Panasonic tại Việt Nam. Với tính thiết thực ấy, mình đã đăng ký ngay vào link online và nộp hồ sơ tại khoa để nhà trường gửi Văn phòng Học bổng Panasonic xét chọn qua 03 vòng: vòng loại hồ sơ, phỏng vấn lần 1 và phỏng vấn lần 2

Vòng loại hồ sơ: Mình cần chuẩn bị các thông tin về cá nhân, bảng điểm kết quả học tập, những thành tích giải thưởng bằng khen đã tham gia trước đó, thư giới thiệu của Khoa/Trường Đại học, những chứng nhận đóng góp cho xã hội, chứng chỉ ngôn ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Nhật, …).

Phỏng vấn trực tiếp vòng 1: sẽ được diễn ra tại 2 trụ sở phỏng vấn: miền Bắc với các bạn Hà Nội, miền Nam với các bạn Sài Gòn. Miền Bắc nơi mình phỏng vấn có sự tham gia của giám đốc nhân sự và trưởng phòng với nội dung kiểm tra kiến thức IQ, chuyên ngành và trình độ ngoại ngữ của mình. Các tình huống giải quyết, mình rất áp lực vì luôn luôn phải phản biện, kiến thức chuyên ngành của mình cũng đang ở mức căn bản nên mình ứng dụng khá hiệu quả. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm cũng như sự hiểu biết về xã hội chiếm một phần vô cùng quan trọng. Họ đánh giá cao những nỗ lực của mình cho xã hội, cũng như sự linh hoạt của các kỹ năng. Đặc biệt đây cũng là vòng mọi người được thể hiện tài năng của mình, mạnh dạn nói lên đam mê và ước mơ của bản thân.

Phỏng vấn trực tiếp vòng 2: sau khi đã chọn được các bạn xuất sắc vượt qua vòng loại và vòng phỏng vấn, các bạn trúng tuyển đợt 2 sẽ tiếp tục phỏng vấn với giám đốc kĩ thuật Panasonic. Vòng này chủ yếu mọi người sẽ nói về lí do mong muốn nhận học bổng và các kế hoạch cho tương lai. Điều quan trọng của phần này là mọi người cần xác định được mục tiêu các bạn tham gia chương trình học bổng là gì, và định hướng tương lai như thế nào. Họ sẽ đánh giá dựa trên những điều tích cực mọi người mong muốn làm được sau khi nhận học bổng.

Mình biết mỗi chương trình học bổng sẽ có những tiêu chí xét chọn khác nhau, nhưng với mình, học bổng Panasonic để lại cho mình ấn tượng nhất ở phần xét chọn và sàng lọc hồ sơ của Công ty. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Nhà trường, Trung tâm Hợp tác doanh nghiệp, Phòng Công tác sinh viên, Khoa Công nghệ kĩ thuật Ô tô - Trường Cơ khí - Ô tô đã tiếp thêm động lực giúp em đạt được thành tựu như ngày hôm nay. Học bổng Panasonic sẽ là một điểm sáng trong hồ sơ xin việc của em trong tương lai”

20 sinh viên xuất sắc tới từ các trường Đại học được nhận học bổng Panasonic 2023

Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội hiện nay đã và đang hợp tác với rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, đem rất nhiều cơ hội việc làm tốt cho các bạn sinh viên. Học bổng không chỉ là hỗ trợ về mặt vật chất, mà đặc biệt hơn cả sẽ là cơ hội cho các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường, sẽ là những vị trí công việc đáng để các bạn phát huy khả năng của mình. Thông tin về các chương trình học bổng luôn được Nhà trường cập nhật chi tiết qua website: https://cpa.haui.edu.vn/vn/hoc-bong-tai-tro

Thống kê cho thấy, khởi điểm của phong trào khởi nghiệp và sau 6 năm tổ chức, Cuộc thi “Học sinh, sinh viên (HSSV) với ý tưởng khởi nghiệp” đã thu về gần 2.000 dự án đến từ các cơ sở đào tạo và hơn 1.000 dự án đến từ các trường THCS, THPT trong toàn quốc. Rầm rộ là vậy nhưng sau mỗi cuộc thi, số lượng ý tưởng khởi nghiệp được triển khai và áp dụng trong thực tế lại khá khiêm tốn.

Không dễ chuyển ý tưởng khởi nghiệp để lập nghiệp

Chỉ sau 4 tháng phát động, Cuộc thi "HSSV với ý tưởng khởi nghiệp" lần thứ VI có hơn 700 ý tưởng được gửi đến, tăng 199 bài so với cuộc thi lần thứ V; có 80 dự án xuất sắc nhất lọt vào vòng bình chọn và chung kết. Số lượng tăng, nhưng sau cuộc thi, nhiều người lại băn khoăn: Những ý tưởng, sản phẩm đoạt giải cao rồi sẽ ra sao?

Không phủ nhận tính khơi mở tinh thần khởi nghiệp cho HSSV qua mỗi cuộc thi, nhưng theo TS Triệu Thanh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau, qua kinh nghiệm các cuộc thi ở Cà Mau cho thấy, có trường hợp khởi nghiệp trong HSSV chỉ là phong trào. “Sau khi các sinh viên đoạt giải dự án khởi nghiệp, tỉnh Cà Mau có chính sách khuyến khích các bạn về lập nghiệp, nhưng khi tỉnh liên hệ thì có bạn nói chỉ tham gia cho vui”, Tiến sĩ Triệu Thanh Tuấn dẫn chứng.

Bên cạnh đội ngũ "thi cho vui" cũng có người tâm huyết với ý tưởng khởi nghiệp. Tuy nhiên, từ ý tưởng đến hiện thực là cả một chặng đường dài với nhiều rào cản. Theo PGS, TS Nguyễn Minh Hòa, Hiệu trưởng Trường Đại học Trà Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Mạng lưới hỗ trợ HSSV khởi nghiệp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, một dự án khởi nghiệp thường có 3 giai đoạn chính: Hình thành ý tưởng; thiết lập, tổ chức vận hành và cuối cùng là đưa sản phẩm ra đời sống. Hầu hết HSSV đều làm tốt giai đoạn đầu.

Nhưng có người đi đến đích, có ý tưởng lại nằm im trên giấy bởi khó ứng dụng vào thực tế. “Sản phẩm có khả thi hay không, có tương lai phát triển hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Trong khi đó, hạn chế của các bạn sinh viên là thiếu nguồn vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức, kỹ năng quản lý... Thiếu vốn, sản phẩm không được hoàn thiện cũng như không được quảng bá ra thị trường. Bên cạnh đó, khó khăn về máy móc, kỹ thuật sản xuất cũng ảnh hưởng khá nhiều đến ý tưởng khởi nghiệp của các bạn trẻ”, PGS, TS Nguyễn Minh Hòa nói.

Là giảng viên hướng dẫn khởi nghiệp của Trường Đại học Cần Thơ, thầy Lê Nguyễn Đoan Khôi, Trưởng phòng Quản lý khoa học thẳng thắn nhìn nhận, rào cản của khởi nghiệp còn nằm ở đội ngũ giáo viên. Theo thầy Khôi: “Thời gian qua, các cơ sở đào tạo trên cả nước đã hình thành mạng lưới 200 cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp. Thế nhưng đội ngũ cán bộ tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp có kinh nghiệm, kỹ năng chuyên sâu còn ít. Tâm lý ngại rủi ro vẫn còn trong cả đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục và đội ngũ chuyên gia. Từ đó, khó truyền được cảm hứng và khơi nguồn sáng tạo khởi nghiệp cho HSSV”.

Xây nền móng vững chắc từ nhà trường

Theo ông Phạm Minh Quốc, Giám đốc Vườn ươm công nghệ công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc, hầu như HSSV khởi nghiệp có lòng nhiệt huyết nhưng nguồn lực không có nên rất khó khăn. “Do đó, hoạt động hỗ trợ HSSV khởi nghiệp không chỉ trong nhà trường mà cần gắn kết với nhiều đơn vị như doanh nghiệp, vườn ươm, ngân hàng, quỹ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước... để hỗ trợ các em phát triển ý tưởng”, ông Quốc chia sẻ.

Khởi nghiệp chính là công cụ để hiện thực hóa nguồn tri thức, góp phần tạo giá trị cho cộng đồng, xã hội. Vì thế, để giúp HSSV vững bước khởi nghiệp, đầu tiên, cần xây dựng nền tảng vững chắc từ nhà trường.

Việc đưa nội dung dạy học khởi nghiệp sớm vào nhà trường nhằm trang bị cho người học kiến thức về đổi mới sáng tạo, thay đổi tư duy, phương pháp học tập, có kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả, có khả năng ứng dụng các kỹ năng về đổi mới sáng tạo trong quá trình học tập, rèn luyện. Tinh thần khởi nghiệp ở các trường phải bắt đầu từ xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, nội dung dạy và học, hoạt động nghiên cứu khoa học và phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên.

Trong buổi tọa đàm diễn ra tại TP Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, ở đâu người thầy tham gia nhiều trong kết nối, chuyển giao sản phẩm thì ở đó sinh viên được thúc đẩy, truyền cảm hứng khởi nghiệp trong thực tế. “Đối với các trường, kể cả chương trình chính thức hay bổ trợ, cần lưu ý quan tâm tới trang bị kỹ năng để tỷ lệ khởi nghiệp thành công cao nhất, giảm “vấp ngã”. Mục tiêu rất cao của khởi nghiệp là thành công sớm nhưng không thỏa mãn và thất bại cũng không nản chí. Để làm được điều đó, các trường đại học cần có nhiều sự chuẩn bị, trong đó bao gồm cả chuẩn bị về kỹ năng cho HSSV”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chia sẻ.

Truyền cảm hứng khởi nghiệp trong HSSV là điều quan trọng, góp phần tiếp thêm nghị lực đi đến thành công. Vì thế, cùng với đội ngũ giáo viên, các trường cần thường xuyên mời những người có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực kinh doanh để chia sẻ cho HSSV. Bài giảng nên được kết hợp và thực hiện bởi giảng viên đến từ các doanh nghiệp, qua đó tăng tính thực tế và truyền đạt kinh nghiệm giúp các em khởi nghiệp thành công hơn. Mặt khác, với mong muốn tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ, có tri thức và nguồn khởi nghiệp chuyên nghiệp chất lượng cao, cần có sự đầu tư bài bản của Nhà nước, sự vào cuộc và kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể liên quan.

Đặc biệt, cần kết nối các địa phương với các trường đại học trong việc đặt hàng, giao nhiệm vụ phát triển dự án khởi nghiệp trên tinh thần giải quyết những vấn đề thực tiễn của địa phương và mong muốn, nhu cầu của người dân; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng những sản phẩm được hình thành từ các dự án khởi nghiệp. Đồng thời, cần khuyến khích doanh nghiệp phối hợp, hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng không gian trải nghiệm, không gian sáng tạo khởi nghiệp dùng chung cho các cơ sở giáo dục, bảo đảm học đi đôi với hành.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Giáo dục Khoa học xem các tin, bài liên quan.

Clip ngắn chưa đến 2 phút ghi lại hình ảnh một nam sinh mặc đồng phục học trò, quàng khăn đỏ, đeo ba lô. Đang đạp xe trên đường lúc trời mưa, em dừng xe lại ở bên đường và nhặt rác kẹt ở cống thoát nước để thông miệng cống.

Clip ghi lại cảnh em nhặt rác ở một miệng cống, rồi đạp xe đi, rồi tiếp tục dừng xe ở một cống thoát nước gần đó.

Được biết, clip này được cắt ra từ camera an ninh của một gia đình tại đường D2, khu tái định cư Thái Lạc, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

Khi nhìn thấy hình ảnh em học trò dừng xe nhặt rác thông miệng cống qua camera, gia đình này rất xúc động và đã chia sẻ hành động đẹp của em lên mạng xã hội.

Ngay lập tức, clip này được chia sẻ "chóng mặt" trên mạng xã hội với nhiều lời cảm kích, khen ngợi về hành động của em. Nhiều người không khỏi cảm kích trước hành động của em.

Hàng ngày, những lúc trời mưa, ai cũng có thể nhìn thấy hình ảnh rác kẹt ở miệng cống làm nước không thoát được, thậm chí ngay trước cổng nhà mình. Nhưng rất ít ai nghĩ đến việc nhặt rác ở miệng cống.

Hành động của em tưởng như rất nhỏ nhưng có sức lan tỏa, ý nghĩa lớn với từng người.

Cậu học trò lớp 6 Phạm Trọng Đạt nhặt rác để thông miệng cống thoát nước (Hình ảnh cắt từ clip)

Cô Phan Thị Ngọc Mai, Hiệu trưởng Trường THCS Long An (Long Thành, Đồng Nai) cho biết, em học trò nhặt rác thông miệng cống trong clip được chia sẻ trên mạng xã hội là em Phạm Trọng Đạt, học sinh lớp 6.1 của trường. Hình ảnh qua clip, cô Mai cho hay là hành động tự nhiên của em Đạt chứ không phải dàn dựng.

Cô hiệu trưởng chia sẻ thêm, ở trường, trong các buổi lao động hay hoạt động về môi trường, Đạt tham gia rất nhiệt tình. Đạt hay giúp đỡ bạn bè, không bao giờ nề hà việc khó dễ. Về hoàn ảnh gia đình, bố mẹ ly hôn nên em sống với bà từ nhỏ.

Được biết, thứ 2 tuần tới, UBND và Phòng GD&ĐT huyện Long Thành sẽ xuống trường tuyên dương hành động đẹp của em Đạt.

Đoạn clip ghi lại hành động của nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của cậu bé này đã nhanh chóng “gây sốt” sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem, hàng ngàn lượt bình luận và chia sẻ. Nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự thán phục với hành động đẹp và ý nghĩa của cậu bé.

“Đó là một hành động nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa, đáng để người lớn chúng ta phải suy ngẫm và học tập theo”, một người dùng Facebook bình luận.

“Nhìn cháu bé mà tôi cảm tự cảm thấy ngại với bản thân. Là người lớn nhưng đôi khi ý thức và suy nghĩ của mình không bằng một cậu bé. Thật đáng khen ngợi”, một người dùng Facebook khác chia sẻ.

“Ngưỡng mộ em quá, còn nhỏ mà ý thức cao. Chẳng bù cho nhiều người lớn, thản nhiên vứt rác xuống đường hay thậm chí thả xuống ngay miệng cống, nhìn mà buồn cho ý thức của họ”, một cư dân mạng cho biết.

“Nếu mọi người đều có ý thức như em ấy, cuộc sống hẳn sẽ tươi đẹp hơn rất nhiều. Mình tin rằng em ấy sẽ trở thành người có ý cho xã hội khi lớn lên”, một người dùng mạng xã hội khác cho biết.

Với việc đoạn clip “gây sốt” và được chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội, cư dân mạng hy vọng rằng hành động đẹp của em bé sẽ được lan tỏa và ngày càng nhiều người sẽ càng có được ý thức bảo vệ môi trường cũng như có được những hành động ý nghĩa như cậu bé trong clip.