Tiền Của Nga Gọi Là Gì

Tiền Của Nga Gọi Là Gì

Đồng Rúp hiện đang là tiền tệ được lưu thông chính thức tại Liên Bang Nga và một số quốc gia lân cận.

Đồng Rúp hiện đang là tiền tệ được lưu thông chính thức tại Liên Bang Nga và một số quốc gia lân cận.

Các mệnh giá tiền xu của Nga

Tiền xu của Nga có 2 loại là xu Kopek và xu Rúp

Đồng xu Kopek có giá trị nhỏ nên ít được sử dụng. Các đồng xu 1₽, 2₽, 5₽ được đúc từ hợp kim thép mạ niken chống gỉ. Một mặt có hình đại bàng hai đầu - biểu tượng của nước Nga, mặt kia là giá trị tiền bằng số.

Hình dáng các đồng xu Kopek của Nga

Ngoài các đồng xu Rúp tiêu chuẩn, Nga còn phát hành đồng xu 2 RUB phiên bản đặc biệt có hình phi hành gia Yuri Gagarin và dành riêng cho 12 thành phố anh hùng của Liên Xô.

Đồng xu 10 RUB ra đời khá muộn, từ năm 2010, được làm bằng thép mạ đồng thau, có hình thức tương tự như đồng xu Rúp thông thường. Ngoài ra, Nga cũng phát hành đồng 10 RUB bản kỷ niệm được làm từ chất liệu đồng niken với một vòng đồng bọc xung quanh mép với hình ảnh về liên bang và các thành phố cổ của Nga.

Hình dáng tiền xu Rúp đang lưu thông tại Nga

Hiện tại, tiền giấy của Nga đều được làm bằng giấy cotton với 9 mệnh giá: ₽5, ₽10, ₽50, ₽100, ₽200, ₽500, ₽1000, ₽2000 và ₽5000.

- Tờ 5 Rúp: Có màu xanh lá, mặt trước in hình thành phố Veliky Novgorod, mặt sau in hình Novgorodskogo Kreml'

Tiền giấy Nga mệnh giá 5 Rúp, 10 Rúp, 50 Rúp

- Tiền giấy 10 Rúp: Màu vàng, nâu, mặt trước in hình ảnh thành phố Krasnoyarsk - thành phố lớn thứ ba ở Siberi, mặt sau có hình Thủy điện Krasnoyarsk.

- Tờ 50 Rúp: Màu xanh và xám, mặt trước in hình thành phố Sankt-Peterburg, mặt sau là hình ảnh Sàn chứng khoán Sankt-Peterburg.

- Tiền giấy 100 Rúp: Có màu xanh lá và nâu, mặt trước in hình thần Apollo cưỡi chiến xa tứ mã, mặt sau là nhà hát Bolshoi.

Tiền giấy Nga mệnh giá 100 Rúp, 500 Rúp, 1000 Rúp

- Tờ 500 Rúp: Có màu tím, hồng, mặt trước là hình ảnh Sa Hoàng Pyotr I, mặt sau in hình tu viện Solovetsky-Preobazhensky.

- Tờ 1000 Rúp: Màu xanh lá và xanh dương, mặt trước là thành phố Yaroslavl - thành phố di sản được UNESCO công nhận, mặt sau là hình ảnh nhà thờ thánh Gioan Baotixita, Yaroslavl.

- Tiền giấy 5000 Rúp: Có màu nâu và đỏ, mặt trước là thành phố Khabarovsk - trung tâm hành chính vùng viễn đông Nga, mặt sau in hình ảnh cầu Khabarovsk bắc qua sông Amur.

Tiền giấy Nga mệnh giá 200 Rúp, 2000 Rúp, 5000 Rúp

- Tiền giấy 200 Rúp: Màu xanh lá, mặt trước là thành phố cảng Sevastopol, nơi đặt căn cứ của Hải quân Nga, mặt sau là hình ảnh Tàn tích Khersones. Tờ 200 RUB phát hành năm 2017

- Tờ tiền 2000 Rúp: Màu xanh dương, mặt trước in hình thành phố Vladivostok, cầu Russky, mặt sau in hình Bãi phóng tên lửa "Viễn đông" tại tỉnh Amur. Tờ 2000 RUB cũng được giới thiệu vào năm 2017.

Tiền giấy 5000 RUB phát hành năm 2023

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch đặc biệt với Ukraine, tiền Nga đã sụt giảm 30% giá trị xuống mức thấp nhất so với USD theo giá trị trước đây. Tuy nhiên, với việc Nga đã vực dậy nền kinh tế của mình, tỷ giá RUB đã có sự tiến bộ rõ rệt trong thời gian gần đây.

Qua thông tin TOPI chia sẻ, chắc hẳn các bạn đã biết rõ tiền Nga gọi là gì và quy đổi mệnh giá tiền RUB Nga sang VND có giá trị bao nhiêu rồi đúng không nào? Hãy theo dõi TOPI để cập nhật tin tức thú vị nhất về đầu tư tài chính nhé!

TPO - TS Vũ Thu Hương, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập cho rằng gọi học trò là con trong trường học chẳng có gì là sai.

Có nên gọi học trò là các con? Mới đây, câu hỏi này được “xới” lên bởi các học giả có tiếng. Họ đưa ra lí lẽ để khẳng định không nên gọi học trò bằng con, bởi không ích lợi về nhiều mặt, trước hết và trên hết, không tốt cho trò.

PGS-TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, “Vấn đề được nêu lên từ lâu rồi. Cách đây gần hai chục năm giới ngôn ngữ học đã bàn đến các cặp xưng hô phù hợp trong nhà trường”.

GS Trần Đình Sử chính là một trong những người “châm ngòi” cho cuộc tranh luận: Có nên gọi học trò là các con, trên facebook hiện nay.

TS. Nguyễn Đức Mậu, Viện Văn học Việt Nam hưởng ứng nhiệt tình, anh đăng dòng trạng thái: “Cực lực phản đối gọi học sinh bằng con”. Trước thái độ của các giáo sư, tiến sỹ, dư luận “nóng” lên.

Về vấn đề này, TS Vũ Thu Hương, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập cho rằng, cách xưng hô như vậy có gì là sai.

Ông giáo già như bố tôi 84 tuổi rồi, học sinh hay sinh viên còn bé hơn cả cháu của cụ thì gọi cụ xưng "em" có được không? Giờ ông vẫn đi dạy thì thử hỏi 84 tuổi xưng "em" với học sinh có … nghe nổi không”- TS Hương nêu vấn đề.

TS Hương cho rằng, ngoài trừ học sinh hệ THPT  và sinh viên đại học nếu giáo viên trẻ, giáo viên chênh lệch ít tuổi thì khó xưng kiểu như vậy. Tuy nhiên, nếu học sinh lớp 6,7 chẳng hạn, số tuổi giáo viên hơn học sinh cả 10-15 tuổi rồi thì chả nhẽ không xưng con được sao?

TS Hương cho rằng, ở đại học thì dù phong trào ở phổ thông gọi thế nào nhưng sinh viên vẫn gọi thầy/ cô, xưng "em" và không thấy xưng "con" bao giờ.

“Gọi thầy/cô xưng con để bọn trẻ có sự tôn trọng với người giáo dục mình, điều đó có gì là sai”- TS Hương nêu quan điểm.

Cô Đỗ Thị Dung, giáo viên trường THCS Dương Liễu, Hà Nội cho rằng, việc thầy/cô xưng "con"  với học sinh là bình thường nếu học sinh còn ở các lớp nhỏ.

Cô Dung chỉ ra, ở lớp cô dạy lớp 6 thì học sinh rất thích xưng con và nói một cách tự nhiên vì chính học sinh cảm thấy có tình cảm với thầy cô giáo của mình. Nhưng đến bắt đầu lên lớp 7 thì rất ít hoặc không có cách xưng hô này nữa.

Cô Dung nói: Tôi vẫn gọi các trò của mình là các con. Bởi, ở các cấp dưới các trò đã quen được gọi như vậy. Khi học sinh lên lớp 6, mới vào trường, vẫn quen cách gọi cũ thì thầy cô gọi “con” để tạo sự thân mật, gần gũi.

“Thực tế, giáo viên và học sinh đến thời điểm nào đó nếu cảm thấy không phù hợp nữa thì sẽ không xưng hô như vậy nữa”- cô Dung nêu quan điểm.

Tại sao lại ấm ức vì việc gọi thế?

TS Vũ Thu Hương cho rằng, kể cả học lớp 10,11 rồi nhưng chỉ cần có số năm công tác từ 5 năm trở lên thì việc xưng "con" với học sinh không có gì là sai cả. Vậy tại sao lại ấm ức vì việc gọi thế.

“Người ta nói cần trọng thầy mới có thể có chữ. Tại sao lại không giữ cách xưng hô trọng lễ nghĩa đó mà phải bẽ chữ, bẻ nghĩa ra”- TS Hương nhấn mạnh.

TS Hương cho rằng, việc gọi cách xưng hô chỉ là “công cụ dạy đạo đức cho trẻ, sao lại tìm cách chặt bớt đi là sao”.

Cô Đỗ Thị Dung cho rằng, bản thân không cần chỉ ra cách xưng hô nên phải thế nào. Thực tế, chính học sinh đến độ tuổi nào đó sẽ bỏ cách xưng hô "con-cô/ thầy" vì xưng hô không còn thoải mái nữa: “Có trường hợp học sinh lớp 8,9 sau khi xưng "con"với cô đã bị bạn bè tẩy chay và nói học sinh đó là đồ điêu vì với các học sinh khác, họ không ai gọi cô thầy như thế nữa, trừ khi muốn nịnh thầy cô”- Cô Dung nói.

Câu trả lời là đáp án B: Nhật Bản trong lịch sử chưa từng bị người châu Âu biến thành thuộc địa nhờ kết hợp khéo léo giữa quân sự, giao thương, ngoại giao và khoảng cách. Đứng trước sự đe doạ của các nước phương Tây, chính quyền phong kiến Nhật Bản khi đó cũng ý thức được rằng muốn bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc thì phải cải cách. Vì vậy, công cuộc Minh Trị Duy Tân (còn gọi là Cải cách Minh Trị hoặc Cách mạng Minh Trị) diễn ra. Từ năm 1868 đến 1912, công cuộc này bao gồm một chuỗi sự kiện cải cách, dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa Nhật Bản phong kiến thành một nước hùng mạnh. Nhật Bản không những xoay xở được để chống lại sự đô hộ của châu Âu mà còn thiết lập được sự hiện diện mạnh mẽ ở Đài Loan, Hàn Quốc và miền nam Sakhalin.

Câu trả lời đúng là đáp án B: Muay Thái (hay còn được gọi là boxing Thái) là môn võ cổ truyền đồng thời là môn thể thao phổ thông của Thái Lan. Muay Thái bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 1781 theo Phật lịch (tức năm 1237 Dương lịch), dưới thời Sukhoithai. Đế chế này lúc bấy giờ thường xuyên phải chống chọi với các cuộc tấn công của những dân tộc láng giềng. Như một lẽ tất yếu, người Thái Lan khi đó phải rèn luyện các kỹ năng để chiến đấu. Ngoài các binh khí như kiếm, giáo, cơ thể con người cũng được xem như công cụ trong một số tình huống cận chiến. Đây là cơ sở để phát triển các kỹ thuật đấm, đá, sử dụng đầu gối, cùi chỏ của Muay Thái sau này. Trong thời gian hòa bình, người Thái luyện tập Muay và coi đó là cách rèn luyện nhân cách và tự vệ. Việc tập luyện Muay gần như trở thành phong tục truyền thống, một thói quen. Đặc biệt, Muay Thái được coi như môn nghệ thuật đỉnh cao, được giảng dạy trong cả Hoàng gia Thái Lan.

DollarDollar là tên gọi phổ biến nhất của các đồng tiền trên thế giới, được sử dụng ở nhiều nước như Mỹ, Australia, Canada, Fiji, New Zealand, Singapore...

Theo OxfordWords, từ “joachimsthal” trong ngôn ngữ Hạ Đức (Low German) có nghĩa là Thung lũng Joachim’s, một nơi từng là địa điểm khai mỏ bạc. Những đồng tiền xu được dập từ mỏ bạc này được gọi là “joachimsthaler”, sau đó được gọi ngắn gọn hơn là “thaler”, rồi cuối cùng đọc chệch thành “dollar”.

PesoTrong tiếng Tây Ban Nha, “peso” có nghĩa là “trọng lượng”.

LiraTên gọi đơn vị tiền tệ “lira” của Italy và Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ “libra”, một từ Latin có nghĩa là “pound” - một đơn vị đo lường trọng lượng.

MarkĐồng mark của Đức và đồng markka của Phần Lan trước kia có tên gọi xuất phát từ đơn vị đo lường trọng lượng. Hiện nay, cả hai quốc gia này đều sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro.

RialTừ Latin “regalis”, có nghĩa “hoàng gia”, là nguồn gốc tên gọi đơn vị tiền tệ “rial” của Oman và Iran.Tương tự, Qatar, Saudi Arabia, Yemen cũng đều sử dụng đơn vị tiền tệ là “riyal”. Trước khi dùng đồng euro, Tây Ban Nha cũng sử dụng đồng “reals”.

RandGiống như đồng dollar, tên gọi đồng “rand” của Nam Phi đến từ tên bằng tiếng Hà Lan của thành phố Nam Phi Witwatersrand - một nơi có nhiều vàng.

Nhân dân tệ (Yuan) Trung Quốc, Yên Nhật, và Won Hàn Quốc Chữ "圓” trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là “tròn” hoặc “đồng xu hình tròn”. Chữ này là từ xuất phát tên gọi của Nhân dân tệ (Yuan), Yên, và Won.

CownNhiều nước vùng Scandinavia sử dụng đồng tiền có tên gọi xuất phát từ “corona”, một từ trong tiếng Latin có nghĩa là “vương miện”.Tên gọi đồng krona của Thụy Điển, krone của Nauy, krone của Đan Mạch, krona của Iceland, và kroon của Estonia (hiện nay đã bị thay thế bằng euro), và koruna của Cộng hòa Czech đều xuất phát từ cùng gốc Latin này.

DinarCác nước Jordan, Algeria, Serbia, và Kuwait đều gọi đồng tiền của mình là “dinar”. Tên gọi này đến từ một từ Latin là “denarius” - tên gọi một loại tiền xu bằng bạc sử dụng dưới thời đến chế La Mã cổ đại.

RupeeTừ “rupya” trong tiếng Sankrit của Ấn Độ có nghĩa là bạc đúc. Từ này là từ gốc cho tên gọi đơn vị tiền tệ rupee của Ấn Độ và Pakistan, cũng như rupiah của Indonesia.

Bảng AnhTên gọi pound (bảng Anh) có nguồn gốc từ một từ Latin “poundus” có nghĩa là “trọng lượng”. Các nước Ai Cập, Lebanon, Nam Sudan, Sudan và Syria cũng gọi đồng tiền của mình là pound.

RubleTên đơn vị tiền tệ ruble của Nga và Belarus được đặt theo một đơn vị đo lường trọng lượng dành cho bạc.

Zloty“Zloty” là từ tiếng Ba Lan dùng để chỉ những thứ làm bằng vàng.

ForintĐồng forint của Hungary có tên gọi xuất phát từ “fiorino”, một từ tiếng Italy chỉ một loại tiền xu bằng vàng của vùng Florence. Đồng xu vàng này có dập hình một bông hoa, mà bông hoa theo tiếng Italy là “fiore”.

RinggitVào thời những đồng xu còn được làm bằng kim loại quý, kẻ gian thường gọt một phần nhỏ của nhiều đồng xu, rồi gộp phần kim loại thu được để làm đồng xu mới.Để chống lại tình trạng này, các quốc gia bắt đầu dập đồng xu có cạnh răng cưa. Trong tiếng Malaysia, từ “ringgit” có nghĩa là răng cưa, đồng thời cũng là tên gọi đơn vị tiền tệ của nước này.